Nhờ Instagram, người phụ nữ này nảy ra ý tưởng độc đáo cho quán cà phê và đã thành công ngoài mong đợi
Suteja thiết kế Crate để thu hút người dùng mạng xã hội. Quán cà phê này có không gian tối giản, như kiểu một nhà kho với ánh nắng tự nhiên chiếu thẳng vào.
- 20-04-2019[Góc khởi nghiệp thất bại]: Mô hình giống Amazon, đổ hàng triệu USD vào tiếp thị và truyền thông nhưng vẫn thảm bại vì lỗi cơ bản
- 16-04-201912 trong số những ý tưởng khởi nghiệp " được coi điên rồ nhất" đã thành công
- 12-04-2019[Góc khởi nghiệp thất bại]: Start-up 3,2 tỷ USD lâm vào đường cùng vì huy động được quá nhiều tiền
Maree Suteja hiện đã hơn 50 tuổi, nhưng bà dành thời gian cho Instagram có khi còn nhiều hơn so với 2 đứa con không thể sống thiếu mạng xã hội của mình.
Đối với Suteja, Instagram - ứng dụng mạng xã hội mà Facebook sở hữu – chính là nguồn thu nhập của bà.
Bà vốn là một giáo viên ở Australia. Sau khi chuyển đến Bali, Indonesia bà mở quán Crate Café – được coi là "thiên đường instagram" dành cho khách du lịch, người nước ngoài và dân địa phương.
Suteja thiết kế Crate để thu hút người dùng mạng xã hội. Quán cà phê này có không gian tối giản, như kiểu một nhà kho với ánh nắng tự nhiên chiếu thẳng vào. Trong quán còn trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo và các món ăn được bày biện với hình thức hết sức bắt mắt, đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu của một bức ảnh để post lên mạng xã hội.
"Ai cũng có thể làm món thịt ba chỉ và trứng", Suteja nói. "Nhưng phải làm sao để bất kỳ bức ảnh nào bạn nhìn vào cũng biết ngay đó là món thịt ba chỉ và trứng của Crate"?
Bà cho rằng công việc làm ăn của bà thuận lợi là do các khách hàng chia sẻ về quán của bà trên Instagram.
Tài khoản Instagram của quán đã có hơn 47.000 người theo dõi và trên đó có rất nhiều bức ảnh đồ ăn cũng như khách tạo dáng trước khi chuẩn bị dùng bữa.
"Instagram đi đôi với những lời truyền miệng", bà nói. "Bạn thấy một thứ trên Instagram, bạn sẽ gửi ảnh cho ai đó hoặc tag một người bạn vào. Đó chính là điểm hay của việc tag bạn bè và nhờ thế người ta truyền miệng nhau về quán này".
Thực đơn chính của Crate là bữa sáng, nhưng quán cũng phục vụ cả đồ ăn trưa. Hầu hết các buổi sáng, một hàng người đứng chờ để đặt đồ ăn. Đó là một cảnh tượng khá hiếm ở Canggu, Bali – nơi quán tọa lạc.
Suteja không sử dụng các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hoặc Twitter để quảng bá cho quán của mình.
"Qua Instagram, người ta nói chuyện với nhau. Nhờ thế bạn được quảng bá qua Instagram, email và trang web của mình", bà nói. "Vậy còn cần gì nữa"?
Ra đời vào năm 2010, hiện nay Instagram có khoảng hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng và khoảng 500 triệu người truy cập mỗi ngày.
Gần đây, nền tảng mạng xã hội này còn giới thiệu tính năng mới là Checkout, cho phép người dùng mua sản phẩm mà không cần đóng ứng dụng. Checkout hiện đang được kiểm thử ở Mỹ với các nhãn hàng như Adidas, H&M và Warby Parker.
Suteja vẫn liên tục cố gắng làm mới trải nghiệm của khách hàng khi đến với Crate. Đôi khi bà mời cả DJ đến chơi nhạc vào cuối tuần, hoặc phục vụ một menu đặc biệt dành cho người dùng Instagram.
Nhưng dù rất biết ơn Instagram vì ảnh hưởng của nó đối với quán của mình, Suteja lại cho rằng cá nhân mình thấy phí thời gian nếu "chơi" Instagram.
"Tôi không có thời gian để vào tài khoản Instagram cá nhân của mình, cũng không có thời gian để viết caption ‘này, tôi vừa uống cà phê xong’. Nhưng là một chủ quán, điều đó là bắt buộc", Suteja nói.