MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhóm Apec 'sốc nặng' sau vụ thao túng chứng khoán

Nhóm Apec 'sốc nặng' sau vụ thao túng chứng khoán

VN-Index lấy lại sắc xanh trong phút cuối phiên giao dịch ngày 26/6. Một vài nhóm vốn hóa lớn kéo VN-Index vượt tham chiếu, tuy nhiên, phần còn lại của thị trường không mấy tích cực. Nhóm Apec bị bán mạnh, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình gửi tâm thư trước trước đại hội đồng cổ đông là những diễn biến đáng chú ý.

VN-Index lại được kéo tăng về cuối phiên, đóng cửa trong sắc xanh. Cổ phiếu vốn hóa lớn, các mã trụ đóng vai trò chủ lực giúp VN-Index vượt tham chiếu. VN30-Index tăng mạnh hơn chỉ số chính. Số cổ phiếu tăng giá cũng áp đảo tại rổ VN30, 18/30 mã đi lên. MWG tăng mạnh nhất 3,4%, theo sau là GVR, NVL, VNM, ACB, TCB, BCM... Trong số này, VNM là có đóng góp tích cực nhất, dẫn đầu trong nhóm dẫn dắt thị trường. Dù vậy, lực kéo của VNM chiếm chưa tới 1 điểm.

Nhóm Apec 'sốc nặng' sau vụ thao túng chứng khoán - Ảnh 1.

Các mã trụ đóng vai trò chủ lực giúp VN-Index vượt tham chiếu.

Đóng góp của một vài mã lớn là chủ đủ giúp VN-Index bứt phá, khi sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế thế trên thị trường. VHM, STB, HPG, VGC... kìm hãm chỉ số. Nhiều nhóm ngành cũng có sắc đỏ lấn át. Như tại nhóm ngân hàng, số ít cổ phiếu tăng giá như VCB, VPB, HDB, OCB, TCB, ACB... chỉ tăng trên dưới 1%. Các mã lớn như CTG, BID đứng tham chiếu. Ở chiều giảm, LPB, TPB, SHB, MSB, STB giảm giá. Trên UPCoM, nhóm ngân hàng giảm mạnh hơn, với PGB giảm 4,5%, SBG, KLB giảm trên dưới 3%.

Nhóm Apec tiếp tục gây chú ý, lượng dư bán sàn lên tới hàng chục đơn vị. Việc khởi tố vụ án thao túng chứng khoán với 3 cổ phiếu APS, API, IDJ đã kích hoạt làn sóng bán tháo ở nhóm Apec. APS giảm 9,8% xuống 12.900 đồng/cổ phiếu. API giảm 9,5% xuống 11.400 đồng/cổ phiếu. IDJ giảm 9,8% xuống 11.900 đồng/cổ phiếu.

Tại APS, 13,5 triệu cổ phiếu dư bán sàn. API cũng có hơn 7,1 triệu cổ phiếu nằm sàn. IDJ bị bán mạnh nhất, với gần 19,9 triệu dư bán sàn. Bên mua trống trơn

Hôm nay, nhóm bất động sản, xây dựng cũng điều chỉnh. Đặc biệt là các mã nhà thầu. EVG giảm sàn. HBC, FCN, PLC, CTD, HTN cùng giảm giá.

Liên quan đến nhóm này, trong thông điệp gửi đến cổ đông trước thềm đại hội ngày mai, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã hé lộ về tình hình tài chính hiện tại của công ty. Ông Hải cũng nhận trách nhiệm về khoản lỗ 2.572 tỷ đồng của HBC trong năm 2022.

Năm 2022, với doanh thu 14.154 tỷ đồng, lần đầu tiên kết quả kinh doanh của Hoà Bình có lợi nhuận âm và âm lên đến 2.572 tỷ đồng. Riêng phần trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu ngắn hạn khó đòi lên đến trên 2.059 tỷ đồng.

Ông Hải hé lộ kế hoạch tái cấu trúc toàn diện đã được Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành Hòa Bình bắt tay vào triển khai rất quyết liệt và sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp quan trọng do tân Tổng Giám đốc Lê Văn Nam đề xuất. Giải pháp bao gồm: Tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nguồn nhân lực; tái cấu trúc sản phẩm và thị trường; tái cấu trúc hệ thống quản lý; tái cấu trúc hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết.

Khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, đến ngày 23/6 vừa qua đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu, với giá trị 650 tỷ đồng. HBC thành công trong việc hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế lên đến 2.059 tỷ đồng

Hội đồng quản trị HBC quyết định giữ mục tiêu doanh thu 2023 đã xác định từ đầu năm 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận 125 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,65 điểm (0,23%) lên 1.132,03 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,53 điểm (0,23%) xuống 231,01 điểm. UPCoM-Index giảm 0,11 điểm (0,13%) xuống 85,6 điểm. Thanh khoản gia tăng, với giá trị khớp lệnh HoSE hơn 19.000 tỷ đồng.

Theo Việt Linh

Tiền Phong

Trở lên trên