MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những ai dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ?

02-12-2020 - 16:03 PM | Xã hội

Những ai dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ?

Cần mạnh tay công khai danh tính 55 người đã dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô phục vụ cho việc xét tuyển nghiên cứu sinh, làm luận án tiến sĩ để làm tấm gương cho những người gian dối, mua bán bằng cấp để làm đẹp hồ sơ, tiến thân...

Liên quan đến 55 người dùng bằng giả của ĐH Đông Đô để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), nhấn mạnh việc cần phải làm rõ những văn bằng giả cấp cho ai? Chỉ 55 người đó dùng bằng giả để học lên tiến sĩ hay còn nhiều hơn như thế?

"Những người cố tình mua bằng giả phải xử lý nghiêm. Không chỉ thu hồi bằng cấp mà nếu cần còn phải xem xét dưới góc độ hình sự. Họ là những người có tội thì không có gì phải đắn đo việc có công khai danh tính hay không?"- TS Khuyến thẳng thắn.

Trong khi đó, giảng viên của một trường ĐH đóng tại Hà Nội cho rằng thật khó chấp nhận thực tế có tới 55 người hoặc hơn thế rất nhiều đã dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

"Những người không đủ năng lực, lại còn không có cả đạo đức của người làm nghiên cứu khoa học mà nhận bằng tiến sĩ rồi lên bục giảng dạy sinh viên phải trung thực thì thật khôi hài. Không thể hấp nhận những kẻ dùng tiền để mua bằng giả lại xếp ngang hàng với những người nghiên cứu thật sự. Người làm khoa học mà gian dối thì không thể chấp nhận được, tôi đề nghị phải công khai danh tính của những người này. "- giảng viên này bức xúc cho hay.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, dẫn lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng cán bộ kiểm tra không liêm, không sạch thì không nói được ai. Ông Vinh cho rằng khi cán bộ công chức có hành vi sai trái, sử dụng bằng giả, cần phải công khai danh tính để làm trong sạch đội ngũ.

"Việc công khai sẽ giúp tránh được hoài nghi, suy nghĩ tiêu cực của người dân đối với cán bộ công chức. Ngày hôm nay anh chỉ làm cán bộ bình thường, nhưng ngày mai có cơ hội anh leo cao hơn thì dân biết tin ai. Cán bộ công chức, cũng như những người làm khoa học, cần phải trung thực" - ông Vinh nhấn mạnh.

Những ai dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô làm nghiên cứu sinh, tiến sĩ? - Ảnh 1.

Trong số những người dùng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô có 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ

TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhấn mạnh cần phải xử lý nghiêm túc, đúng người đúng tội, sai đến đâu xử đến đó. "Nộp tiền, nhận bằng, rõ ràng là sai trái. Những người này đáng lẽ phải là những tấm gương về đạo đức, nhân cách, về ứng xử, nhưng họ rõ ràng biết sai mà vẫn làm, nên cần phải xử lý nghiêm"- ông Thắng nói.

Trước đó, liên quan đến vụ án cấp bằng giả của Trường ĐH Đông Đô, Cơ quan điều tra Bộ Công an cho biết đã xác định các bị can đã cấp 626 bằng cử nhân ngôn ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ tìm được 217 cá nhân có thông tin để xác minh (trong đó một người đã chết). Trong số này, 193 người được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng không qua tuyển sinh hoặc không đủ điều kiện.

Đối với 193 người được các bị can cấp bằng cử nhân giả, 60 trường hợp đã sử dụng bằng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. 5 trường hợp còn lại thì có 1 người làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 thi tuyển công chức và 2 người kê khai hồ sơ cán bộ.

Trả lời câu hỏi của Báo Người Lao Động về hướng xử lý liên quan đến 55 người dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay đến thời điểm này, Bộ chưa nhận được danh sách các trường hợp đã được Trường ĐH Đông Đô cấp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ là kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng văn bằng được cấp sai quy định, thu hồi và hủy bỏ những văn bằng này. Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các các cơ sở đào tạo khẩn trương rà soát, báo cáo danh sách những người đã sử dụng văn bằng 2 ngoại ngữ của Trường ĐH Đông Đô và đề xuất phương án xử lý cụ thể cho từng trường hợp.

Đối với trường hợp sử dụng bằng không hợp pháp làm điều kiện đầu vào hoặc điều kiện bảo vệ luận án tiến sĩ, cơ sở đào tạo sẽ căn cứ tính chất và mức độ để có hình thức xử lý phù hợp theo quy định, như dừng học hoặc thu hồi bằng tiến sĩ đã cấp. Liên quan đến việc có công khai danh tính nhừng người mua bằng giả hay không, Bộ GD-ĐT cho biết việc công khai hay không công khai danh tính những cá nhân sử dụng văn bằng không hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật.

Cần công khai danh tính người gian dối

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, nhấn mạnh việc cần phải làm rõ những văn bằng giả cấp cho ai? Chỉ 55 người đó dùng bằng giả để học lên tiến sĩ hay còn nhiều hơn như thế?

"Những người cố tình mua bằng giả phải xử lý nghiêm. Không chỉ thu hồi bằng cấp mà nếu cần còn phải xem xét dưới góc độ hình sự. Họ là những người có tội thì không có gì phải đắn đo việc có công khai danh tính hay không?"- TS Khuyến thẳng thắn.

Trong khi đó, giảng viên của một trường ĐH đóng tại Hà Nội cho rằng thật khó chấp nhận thực tế có tới 55 người hoặc hơn thế rất nhiều đã dùng bằng giả để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.

"Những người không đủ năng lực, lại còn không có cả đạo đức của người làm nghiên cứu khoa học mà nhận bằng tiến sĩ rồi lên bục giảng dạy sinh viên phải trung thực thì thật khôi hài. Không thể hấp nhận những kẻ dùng tiền để mua bằng giả lại xếp ngang hàng với những người nghiên cứu thật sự. Người làm khoa học mà gian dối thì không thể chấp nhận được, tôi đề nghị phải công khai danh tính của những người này. "- giảng viên này bức xúc cho hay.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT dẫn lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng cán bộ kiểm tra không liêm, không sạch thì không nói được ai. Ông Vinh cho rằng khi cán bộ công chức có hành vi sai trái, sử dụng bằng giả, cần phải công khai danh tính để làm trong sạch đội ngũ.

"Việc công khai sẽ giúp tránh được hoài nghi, suy nghĩ tiêu cực của người dân đối với cán bộ công chức. Ngày hôm nay anh chỉ làm cán bộ bình thường, nhưng ngày mai có cơ hội anh leo cao hơn thì dân biết tin ai. Cán bộ công chức, cũng như những người làm khoa học, cần phải trung thực" - ông Vinh nhấn mạnh.

Theo Yến Anh - Bạch Hoàng Dương

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên