Những bộ đồ chơi Lego đắt hàng nhờ đại dịch, Trung Quốc góp công lớn
Doanh số bán hàng của nhà sản xuất đồ chơi Lego đã tăng vọt vào năm 2020 khi mọi người phải ở nhà cũng như sự quan tâm mạnh mẽ từ người tiêu dùng Trung Quốc.
- 26-01-2020Chiến lược Marketing nào đã biến Lego trở thành thương hiệu đồ chơi được yêu thích nhất thế giới?
- 05-09-2019Ngày hôm nay Google vừa tròn 21 tuổi: Hành trình từ dự án sinh viên đựng trong chiếc hộp lắp ghép bằng đồ chơi lego đến đế chế 815 tỷ USD
- 30-06-2019Trải qua “một cuộc bể dâu”, thấy gì từ việc đế chế đồ chơi huyền thoại LEGO của gia tộc Kirk Kristiansen chi 6,1 tỷ USD cho thương vụ mua LEGOLAND?
- 07-09-2017Doanh thu sụt giảm, Lego sa thải hàng nghìn nhân viên
- 06-09-2017Cậu bé 6 tuổi viết thư tay xin việc ở Lego Land và cái kết bất ngờ
Không còn nghi ngờ gì nữa, Lego đã trở thành thương hiệu được hưởng lợi lớn từ đại dịch. Trong báo cáo ngày 10/3, Lego cho biết doanh số của họ tăng 21% trong năm ngoái. Đây là kết quả của việc đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đầu tư vào thương mại điện tử cũng như sự tăng trưởng đột biến tại thị trường Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Lego Niels Christiansen cho biết: "Đây là quả ngọt của một quá trình nỗ lực hết sức mà toàn công ty đã tham gia, đặc biệt là với những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu trong năm Covid-19 vừa qua".
Vì đại dịch, Lego đã buộc phải đóng cửa cơ sở sản xuất của mình ở Mexico và Trung Quốc, buộc phải đóng nhiều cửa hàng bán lẻ đồng thời gánh chịu những tác động của việc chi phí phân phối tăng lên khi việc vận chuyển hàng hóa trở nên đắt đỏ.
Bất chấp những khó khăn này, công ty sản xuất đồ chơi của Đan Mạch có doanh thu đạt 6,99 trong năm qua, tăng 13% so với kết quả kinh doanh của năm 2019. Những sản phẩm bán chạy nhất của họ là những bộ lego cổ điển đến những sản phẩm theo chủ đề như như Super Mario của Nintendo hay Star Wars của Disney.
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngày càng có nhiều gia đình chung tay xây dựng các bộ Lego", Christiansen cho biết.
Mặc dù đại dịch đại dịch đã góp phần khiến mọi người mua nhiều lego hơn trong thời gian bị giãn cách xã hội nhưng đó không phải lý do duy nhất khiến công ty tăng trưởng mạnh mẽ. Theo CEO Christiansen, công ty đang gặt hái lợi ích từ các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh online hay các thị trường mới.
Số lượt truy cập vào Lego.com trong năm ngoái đã tăng gấp đôi so với năm trước nữa khi rất nhiều cửa hàng truyền thống của Lego buộc phải đóng cửa tạm thời. Trước đây, khách hàng cũng đã bắt đầu mua sắm trực tuyến nhưng đại dịch Covid-19 thổi bùng xu thế này và biến nó trở nên không thể đảo ngược.
Hiện tại, Lego cũng đang tăng cường tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ. Họ đang hướng tới mục tiêu tạo ra các sản phẩm với tốc độ nhanh với mẫu mã đa dạng hơn. Ngoài ra, họ cũng ấp ủ kế hoạch tích hợp số hóa vào các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, các cửa hàng truyền thống vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược của Lego. Trong những năm gần đây, hãng đã đẩy mạnh tiếp cận thị trường Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới nếu xét theo quy mô dân số.
Vào năm 2020, Lego mở 134 điểm bán lẻ thì có 91 điểm được mở ở Trung Quốc. Công ty hiện có 678 cửa hàng mang thương hiệu Lego trên toàn cầu và có kế hoạch mở thêm 120 cửa hàng khác, trong đó có 80 cửa hàng ở Trung Quốc. Cuối năm 2021, Lego muốn đạt mục tiêu có 300 cửa hàng ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Hiện tại, Trung Quốc là một trong những thị trường tốt nhất của Lego với mức tăng trưởng 2 con số trong năm ngoái. Tuy nhiên, Christiansen cũng thừa nhận rằng duy trì mức tăng trưởng của năm 2020 không phải điều dễ dàng. Dẫu vậy, họ đang có một bàn đạp tốt để tiếp tục trở thành thế lực thống trị ngành công nghiệp đồ chơi toàn cầu.