MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những chiếc turbine gió đầu tiên đã về với Tây Nguyên

11-07-2018 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Sau khi cập cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) và Phú Mỹ (Sài Gòn) vào tháng 4 vừa qua, 5 turbine đầu tiên của dự án Trang trại Phong điện Tây Nguyên đang được nhanh chóng vận chuyển đến công trường ở huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.

Những chiếc turbine gió đầu tiên đã về với Tây Nguyên

Trang trại Phong điện Tây Nguyên là dự án phong điện có quy mô lớn đầu tiên tại khu vực cao nguyên đất đỏ này, do Công ty Giải pháp năng lượng gió HBRE (HBRE Wind Power Solution) làm chủ đầu tư, và công ty CP Tòa nhà thông minh IBS là tổng thầu EPC. Dự kiến khi hoàn thành vào năm 2020, dự án sẽ đạt được tổng công suất 280MW, gồm 108 trụ turbine.

Theo thiết kế, mỗi trụ turbine có chiều cao 94m. Turbine là loại tua-bin 2.4MW, có sải cánh lớn nhất tại Việt Nam với chiều dài 57m và đường kính cánh lên tới 116m - ngang với chiều dài một sân bóng đá tiêu chuẩn. Kích thước khổng lồ này là một thách thức lớn đối với bất kì đơn vị nhà thầu phụ trách việc vận tải tại Việt Nam do phải đáp ứng được các yêu cầu về kích thước cũng như về công suất hoạt động. Các thiết bị này đều được nhập khẩu từ nước ngoài với giá trị của một thiết bị có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng, chưa kể đến việc đây là các thiết bị đắt tiền này cần đội ngũ kỹ sư điều khiển và vận hành phải có năng lực và kinh nghiệm với dòng thiết bị này.

Bên cạnh đó, những cánh tuabin dài hơn 1/2 sân bóng này sẽ phải vượt qua 500 km đường đồi núi Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ từ Cảng Phú Mỹ, về với khu vực dự án nằm trên độ cao hơn 800m so với mực nước biển. Việc vận chuyển qua các cung đường đồi núi, với những đoạn đường đèo dốc, quanh co chưa bao giờ là việc đơn giản, chưa kể đến việc đây là những thiết bị siêu trường, siêu trọng, khó kiểm soát hơn nhiều so với các phương tiện kích thước nhỏ. Bởi vậy, đơn vị nhà thầu phụ trách công tác vận chuyển và lắp đặt tuabin của dự án, công ty cổ phần IBS EC đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát trên các cung đường khác nhau nhằm đảm bảo sự an toàn cho các thiết bị trị giá hàng tỷ đồng của dự án và đưa ra lộ tuyến phù hợp nhất.

Đến nay, dự án đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giai đoạn 1 với công suất lắp máy 28.8 MW nhằm kịp hòa lưới điện quốc gia vào cuối quý 3 năm nay. Dù thời điểm hiện tại đang là mùa mưa ở Tây Nguyên, nhưng đội ngũ kỹ sư và công nhân tại công trường vẫn đang gấp rút hoàn thiện hệ thống điều khiển tại nhà điều hành cũng như chuẩn bị xây dựng nền móng cho các tuabin.

Phong điện: Nguồn năng lượng của tương lai

Trong thời điểm hiện tại, ngành điện hiện đang đối mặt với một áp lực lớn từ tăng trưởng kinh tế liên tục đạt trên 6%/ năm, đồng nghĩa với việc gia tăng sản lượng điện tiêu thụ trung bình 12%/năm. Trong khi đó, các nguồn năng lượng từ khí đốt, hay thủy điện đang đã đạt tới giới hạn, hay ngành nhiệt điện gặp khó khăn trong việc xử lý tro thải của nhà máy. Bởi vậy các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió chính là giải pháp cho sự phát triển ngành năng lượng trong tương lai, nhằm đáp ứng những nhu cầu về năng lượng do tăng trưởng kinh tế.

Tính tới thời điểm hiện tại, mặc dù trên cả nước có hơn 50 dự án điện gió đã được cấp phép, nhưng tính tới thời điểm hiện tại chỉ có 10% trong số này đã đi vào hoạt động và tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ, và Nam Bộ, với tổng công suất đạt khoảng 200MW. Được khởi động từ khoảng năm 2008, nhưng tới nay các dự án phong điện tính tới nay vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Việt Nam về mặt quy mô. Lý giải cho việc này, nhiều chuyên gia cho rằng giá thu mua điện vẫn còn thấp, chưa thu hút được các nhà đầu tư, đồng thời, tại Việt nam chưa có nhiều nhà thầu nội địa đặc biệt là một đơn vị tổng thầu EPC có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực này, khiến chi phí triển khai luôn ở mức cao do phải thuê nhà thầu nước ngoài.

Những chiếc turbine gió đầu tiên đã về với Tây Nguyên - Ảnh 1.

Phong điện Tây Nguyên là dự án điện gió đầu tiên do một đơn vị Việt Nam đảm nhiệm vai trò tổng thầu, với sự chuyển giao công nghệ, tư vấn, hỗ trợ và giám sát của các chuyên gia nước ngoài. Sự tham gia trực tiếp của các nhà thầu tại trong nước như tại dự án phong điện Tây Nguyên, bên cạnh sự tư vấn và hỗ trợ về mặt công nghệ của các chuyên gia nước ngoài sẽ tạo bước đà vững chãi cho sự thành công tiếp tới của các dự án điện gió trên toàn quốc, với sự hiệu quả về mặt chi phí và hoàn toàn được những kỹ sư Việt làm chủ./. 

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên