Những 'chuyến bay ma' trong thời đại dịch
Các hãng hàng không khắp thế giới vẫn đang thực hiện hàng nghìn chuyến bay trống trong nỗ lực duy trì thị phần, bất chấp môi trường bị hủy hoại.
- 25-12-2021Hàng nghìn chuyến bay bị hủy trên toàn cầu vào cuối tuần lễ Giáng sinh vì Omicron
- 19-10-2021Đề xuất tăng tần suất bay Hà Nội - TP.HCM lên 6 chuyến khứ hồi/ngày
Rất ít ngành bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 hơn là du lịch bằng đường hàng không. Nhưng khi rất ít người bay vì mục đích công tác hoặc giải trí, các hãng hàng không vẫn phải thực hiện các chuyến bay "ma" - chuyến bay không có khách - để đảm bảo giữ được vị trí cất cánh và hạ cánh tại các sân bay.
Và những chuyến bay như vậy - đốt cháy và tiêu tốn hàng tấn nhiên liệu - đã tồn tại kể từ khi Covid-19 xuất hiện trên thế giới hai năm trước. Nhưng nó đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi ở châu Âu trong tuần này, khi các hãng hàng không phàn nàn rằng họ sẽ buộc phải bay nhiều hơn khi du lịch hàng không suy giảm thêm một lần nữa, vì biến thể Omicron.
Công ty mẹ của hãng hàng không này, Lufthansa Group, xác nhận rằng họ đã thực hiện 18.000 chuyến bay trống, trong đó riêng của Brussels Airlines là 3.000 chuyến. Các chuyến bay ở Đức, Thụy Sĩ, Áo và Bỉ đã bị ảnh hưởng một cách đặc biệt.
Nhưng họ buộc phải làm vậy vì quy tắc của EU yêu cầu các hãng hàng không khai thác một tỷ lệ nhất định các chuyến bay theo lịch trình để giữ chỗ tại các sân bay lớn.
Theo các quy định có dạng "sử dụng hoặc mất chỗ", trước khi xảy ra đại dịch, các hãng vận tải phải sử dụng ít nhất 80% vị trí cất cánh và hạ cánh theo lịch trình của họ. Con số này đã được sửa đổi thành 50% vì đại dịch, cho thấy việc đi lại ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng các hãng hàng không vẫn đang vật lộn để đạt được mục tiêu này.
"Từ nay đến tháng 3, chúng tôi phải thực hiện 3.000 chuyến bay, chủ yếu trong phạm vi châu Âu", Maaike Andries, người phát ngôn của Brussels Airlines, nói. "Chúng tôi muốn hủy bỏ chúng, và chúng cũng nên được loại bỏ vì lợi ích của môi trường."
Chính phủ liên bang Bỉ đã viết thư cho Ủy ban châu Âu, kêu gọi thay đổi các quy tắc về duy trì vị trí.
Cho đến khi có sự thay đổi về luật, rất khó để các hãng hàng không từ bỏ việc thực hiện các "chuyến bay ma", vì những chỗ cất và hạ cánh là điều vô cùng cần thiết cho một hãng hàng không. Và có một vấn đề là các hãng hàng không đều đang đặt cược vào sự phục hồi của thị trường và không ai muốn tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh của họ.
Vì thế, họ sẵn sàng đốt nhiên liệu trong thời gian ngắn, ngay cả khi nó đi kèm với những tác động thảm khốc đối với khí hậu. Nên biết rằng di chuyển bằng đường hàng không cũng gây tác hại đáng kinh ngạc đối với khí hậu, với khoảng 2,4% ô nhiễm carbon toàn cầu trước đại dịch.
Tuy nhiên, cơ quan thương mại sân bay châu Âu Airports Council International (ACI) đã phản đối tuyên bố của các hãng hàng không và khẳng định lại quan điểm về ngưỡng số lượng chỗ ở sân bay. Theo đó, ngưỡng 80% đã bị đình chỉ vào tháng 3/2020 và ngưỡng 50% được đặt sẽ hết hạn vào cuối tháng 3/2022, mặc dù thời hạn đó có thể bị đẩy xuống cuối mùa hè năm 2022.
"Chúng ta hãy cùng nhau gắn bó với nhiệm vụ sống còn là khôi phục và tái thiết ", Tổng giám đốc ACI cho biết.
Pháp luật & Bạn đọc