Những con số này cho thấy Việt Nam đang có nhiều điểm tương đồng với kinh tế Trung Quốc 10 năm trước?
Báo cáo mới nhất của Chứng khoán MB (MBS) đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
- 13-01-2020Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có tân Tổng giám đốc
- 12-01-2020Cấm xe máy ở Việt Nam năm 2030: Những chuyện trái ngược trên thế giới và các kết quả bất ngờ
- 11-01-2020Chủ tịch AmCham Việt Nam: Giới hạn tỷ lệ vốn nước ngoài sẽ hạn chế khả năng các startup fintech!
Thứ nhất, các các hiệp định FTA sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu.
Theo MBS, Việt Nam đang tham gia đàm phán RCEP, hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia ASEAN và khối các nước châu Á, với quy mô 40% GDP thế giới và 45% dân số thế giới (trước khi Ấn Độ rút khỏi hiệp định), lớn hơn nhiều so với EU và NAFTA.
RCEP dự kiến được ký kết trong năm 2020 sẽ góp phần làm giảm mức thuế quan và kích thích hoạt động xuất khẩu cũng như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Thứ hai, cơ cấu dân số trẻ sẽ là động lực tăng trưởng.
Cụ thể, Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng với 56 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 58% tổng dân số.
Nguồn: WB, GSO
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ xu hướng nhân khẩu học này và do đó sẽ là điểm đến của các dòng vốn đầu tư trên thế giới. Dân số trẻ cũng mở ra cơ hội đầu tư tại các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cho người tiêu dùng trẻ.
Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng phát triển.
Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, được định hướng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Khu vực kinh tế nhà nước kém hiệu quả đang được thu hẹp và tái cơ cấu mạnh mẽ thông qua quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Thứ tư, tầng lớp trung lưu tăng mạnh.
Trong vòng 8 năm, số lượng người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ tăng lên gần gấp 3 lần. Tiền lương trung bình của người lao động tại các công ty niêm yết sau 8 năm tăng từ 13,5 triệu đồng lên 22 triệu đồng. Tầng lớp trung lưu sẽ là nền tảng và động lực cho nền kinh tế trong 15 năm tới.
Nguồn: MBS
Thứ năm, MBS ghi nhận nhiều con số cho thấy kinh tế Việt Nam có vẻ đang có điểm tương đồng Trung Quốc giai đoạn 10 năm trước. Theo đó, quay ngược về năm 2008 ở Trung Quốc, có thể thấy có nhiều điểm tương đồng giữa 2 quốc gia về tỷ lệ tầng lớp trung lưu, thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa có nhiều nét tương đồng. Việt Nam sẽ đạt ngưỡng thu nhập bình quân đầu người tương đương TQ trong 12 năm tới nếu duy trì được nhịp độ tăng trưởng hiện tại.
Nguồn: MBS
Về một số chỉ báo kinh tế trong năm 2020, MBS dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6,8%, lạm phát ở mức 3,7%, nợ công ở mức 54,3%GDP, xuất khẩu hàng hoá tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu hàng hoá tăng 7,5%...