Những đứa trẻ 10 năm sau gặt hái được thành tựu đều xuất phát từ 7 kiểu gia đình này
Cha mẹ là những thầy giáo, cô giáo đầu tiên của con cái. Một đứa trẻ, tương lai liệu có thành tựu gì hay không, gia đình cũng là một nhân tố đóng góp rất quan trọng.
- 24-05-2021Người trong cuộc kể về bức ảnh em bé sơ sinh trong đoàn di cư được cứu từ biển: "Đứa trẻ lạnh cóng, không cử động"
- 22-05-2021"Ngày cuối cùng của Molly" và bi kịch của những đứa trẻ lớn lên trong sự độc hại, không có quyền được phản kháng đúng sai
- 21-05-2021Mười năm sau, 7 kiểu gia đình sẽ nuôi dạy ra được những đứa trẻ có tiền đồ hứa hẹn
Trong "Kinh thánh" có nói: "Sự nghiệp lớn nhất của cha mẹ chính là giáo dục con cái".
Những đứa trẻ 10 năm sau gặt hái được nhiều thành tựu, phần lớn đều tới từ 7 kiểu gia đình dưới đấy.
1. Gia đình có tình yêu thương
Một gia đình tràn ngập tình yêu thương, ba mẹ thương nhau, ba mẹ con cái thương nhau, anh chị em trong nhà yêu thương nhau, trong một môi trường như vậy, quá trình lớn lên của đứa trẻ nhất định cũng sẽ ngập tràn tình yêu thương.
Có người từng nói: "Chúng ta phải học cách để tạo ra hạnh phúc." Nếu ngay từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng bởi tình yêu, bởi hạnh phúc do cha mẹ, người thân trong gia đình đem lại, chúng ta tự nhiên sẽ biết cách tạo ra hạnh phúc. Đối với một đứa trẻ mà nói, chất dinh dưỡng tốt nhất dành cho quá trình trưởng thành chính là tình yêu thương. Một đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương, khi trưởng thành, chúng sẽ biết cho đi yêu thương, có sự đồng cảm, sẽ chia, lắng nghe với những người.
2. Gia đình mà ở đó, vợ chồng trân trọng lẫn nhau
Rất nhiều gia đình sau khi có con cái, con cái liền trở thành trọng tâm. Lâu dần, bắt đầu xao nhãng việc quan tâm nửa kia. Nhưng, trạng thái tốt nhất của một gia đình, thực ra chính là một môi trường mà ở đó, vợ chồng yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe nhau, thấu hiểu nhau, ít to tiếng, con cái sống trong môi trường như vậy cũng sẽ học được cách giao tiếp, cách ứng xử với mọi người sau này.
Một cặp vợ chồng yêu nhau chắc chắn sẽ trở thành một tấm gương trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, về cơ bản là một khuôn mẫu để đứa trẻ học hỏi.
3. Gia đình hiểu được ý nghĩa của hai chữ "tôn trọng"
Tiền đề của tôn trọng chính là tin tưởng. Cuộc đời của mỗi người đều có hàng trăm ngàn khả năng, quyền lựa chọn nằm trong tay của mỗi người. Phụ huynh nên tin tưởng con cái, tin tưởng rằng chúng có thể chịu trách nhiệm, có thể xử lý tốt cuộc sống của mình. Cha mẹ trong quá trình phát triển của con, cũng chỉ nên đóng vai trò là người đưa ra lời khuyên, góp ý cho con, chứ không phải giúp chúng quyết định cuộc đời.
Bởi lẽ để con cái lớn lên trong sự lựa chọn, và chấp nhận mọi kết quả do lựa chọn mà chúng chọn sẽ đem lại sẽ có ý nghĩa hơn việc tự mình lên một kế hoạch hoàn hảo cho cuộc đời chúng, rồi bắt chúng làm theo. Biết cách tôn trọng con cái, biết đứng từ góc độ của con cái xuất phát, đi hiểu cảm nhận của chúng, tôn trọng sự riêng tư, cảm xúc và sự tự tôn của chúng, đó mới là việc mà những bậc phụ huynh nên làm.
Ngoài ra, cha mẹ càng cần phải làm gương cho con cái, hành động quan trọng hơn lời nói, cần cho thấy sự tôn trọng của mình trong cách đối nhân xử thế. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy, mới biết cách tôn trọng người khác.
4. Gia đình có không khí học tập
Cha mẹ là thầy cô giáo tốt nhất của con trẻ, là sự giáo dục về cả lời nói và hành động gần gũi và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới trẻ. Muốn con yêu học hành, cha mẹ trước tiên phải tạo ra được một không khí học tập trong gia đình. Vào thời gian rảnh rỗi, cha mẹ có thể buông điện thoại xuống, tắt máy tính và ti vi, lấy ra một quyển sách, một tờ báo, mình đọc, đọc cho con nghe, hoặc học thêm một môn năng khiếu nào đó.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình có không khí học tập tích cực như vậy sẽ xem học hỏi là thói quen của mình, chứ không phải là một gánh nặng mà mình bắt buộc phải gánh lấy.
5. Một gia đình biết thể hiện tình yêu thương
Cuộc sống cơm áo gạo tiền thường khiến con người ta trở nên vội vã hơn, thậm chí thờ ơ hơn với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người thân thương nhất, chính vì vậy mà việc thể hiện tình yêu thương ra bên ngoài sẽ khiến không khí gia đình trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn rất nhiều.
Đó có thể là những cái ôm, những câu chào thân thiết trước khi ra ngoài vào mỗi sáng, là lời nói chúc ngủ ngon trước khi đi ngủ, là những lần tổ chức tiệc mỗi khi tới dịp đặc biệt…
Một không khí gia đình cho phép trẻ em có những ký ức về mọi điểm nút trong quá trình trưởng thành của chúng, thay vì nhớ lại quá khứ chỉ là một cuộc sống đơn điệu trống rỗng lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Tâm lý học nói: những gia đình biết thể hiện tình yêu thương ra bên ngoài, tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên gắn bó hơn, hạnh phúc hơn, cảm giác gia đình, cảm giác an toàn, cảm giác mục tiêu của đứa trẻ cũng sẽ trở nên cao hơn, thậm chí còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đạt được nhiều thành tích ưu tú hơn…
6. Gia đình có gia quy
Gia đình có tình yêu thương, nhưng càng nên có gia quy, tình yêu mà không có nguyên tắc, nó sẽ trở thành nhu nhược.
Tình yêu và quy tắc không hề đối lập, chúng thống nhất. Có một câu nói như này: "Sự tự do có quy tắc được gọi là hoạt bát, tự do mà không có quy tắc thì gọi đó là buông thả."
Lập gia quy, trước hết là để con cái có ý thức trách nhiệm hơn, giúp sửa chữa những thói hư tật xấu của con cái, hình thành nên những tính cách và thói quen tốt hơn.
Gia quy không chỉ nhắm vào con cái, mà là để cho tất cả các thành viên trong gia đình. Bản thân cha mẹ cũng cần nghiêm khắc yêu cầu bản thân, làm gương cho con cái. Đặt ra gia quy từ khi còn nhỏ, để những quy tắc này sẽ trở thành thói quen cho con cái, chứ không phải một cái gì đó ràng buộc.
7. Gia đình ngập tràn năng lượng tích cực
Cả hai vợ chồng lạc quan, chỉ số hạnh phúc của gia đình cũng sẽ tăng lên đáng kể. Không khí gia đình ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của một đứa trẻ. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình chỉ biết oán than, phàn nàn, thường sẽ không giỏi xử lý vấn đề, mà chúng cũng sẽ phàn nàn theo quán tính, khi gặp chuyện, sẽ chỉ bi quan, không nhìn thấy được mặt tốt.
Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình tràn đầy năng lượng tiêu cực sẽ có một số khiếm khuyết về nhân cách, ảnh hưởng đến cuộc đời của chúng, chẳng hạn như nhút nhát, rụt rè, ngại nêu quan điểm; hoặc cáu kỉnh, quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề….
Vì vậy, cha mẹ nên tạo ra một môi trường gia đình ngập tràn những suy nghĩ tích cực, dùng những lời lẽ khẳng định trước mặt trẻ, để trẻ nhìn thế giới với góc nhìn tươi đẹp, để trẻ được lớn lên trong ánh nắng mặt trời.
Trong giáo dục gia đình, mỗi động thái của cha mẹ sẽ in sâu vào tâm khảm con cái. Để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành người, chỉ chăm con thôi chưa đủ. Chỉ khi cha mẹ tích cực làm gương cho con cái và sẵn sàng cùng con lớn lên, họ mới có thể nuôi dạy nên những đứa con ngoan cả về đức lẫn tài.
Doanh nghiệp và tiếp thị