Những đứa trẻ xuất sắc thường được cha mẹ khen theo CÁCH này: Nghe đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, nhiều người chưa biết
Khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ tin tưởng vào khả năng bản thân, nhờ đó có cơ hội thành công cao trong tương lai.
- 02-06-2022Học sinh Việt Nam giành 7 huy chương Vàng, Bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương
- 02-06-2022Sinh viên trường top đầu Việt Nam: Nhờ thi trượt mà nhận ra ngành học đam mê!
- 02-06-2022Con hỏi: "Nhà mình có giàu không?", câu trả lời của mẹ sẽ quyết định tương lai con, người thông minh phản ứng theo cách này
Nhiều bậc cha mẹ thường "keo kiệt" trong việc khen ngợi con cái, thậm chí còn so sánh con mình với con nhà người khác. Họ cho rằng con mình kém cỏi, không giỏi bằng "con nhà người ta". Ngoài ra, một số phụ huynh không muốn khen ngợi vì lo lắng con sẽ trở nên tự kiêu, tự mãn. Nhưng lâu dần, việc không dành lời khen thường xuyên sẽ gây bất lợi cho tương lai của con.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc cha mẹ thường xuyên khen ngợi sẽ giúp con luôn tràn đầy năng lượng tích cực, tự tin hơn vào bản thân, nỗ lực làm tốt hơn và có dũng khí đương đầu với mọi thách thức.
Khen ngợi đúng cách đem lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhưng đâu mới là lời khen tạo động lực, hãy tham khảo ngay ở phần sau.
1. Khen ngợi sự chăm chỉ chứ không khen ngợi sự thông minh
Có một câu chuyện như sau: Một nhóm trẻ được yêu cầu giải câu đố trong thời gian ngắn nhất. Sau khi hoàn thành, một số trẻ nhận được lời khen về trí thông minh và một số trẻ khác được khen về sự cố gắng hết mình. Tiếp đó, những đứa trẻ phải giải câu đố phức tạp hơn.
Cha mẹ cần học cách khen ngợi con đúng cách để giúp con phát triển bản thân. (Ảnh minh hoạ)
Kết quả là trẻ được khen thông minh chọn nhiệm vụ dễ hơn vì chúng muốn tiếp tục giữ danh hiệu "người thông minh". Những nhiệm vụ đơn giản sẽ đem lại cơ hội dành chiến thắng cao. Trong khi đó, trẻ được khen về sự chăm chỉ lại chọn nhiệm vụ khó hơn. Càng nỗ lực trước những thách thức lại càng thể hiện được giá trị bản thân.
Vì vậy, cha mẹ nên khen ngợi sự nỗ lực để giúp con phát triển bản thân. Những đứa trẻ biết khả năng của mình sẽ luôn cố gắng thay đổi để đón nhận thử thách mới.
2. Khen ngợi quá trình chứ không chỉ kết quả
Khi khen con, cha mẹ không nên chú trọng vào kết quả. Nếu cha mẹ khen ngợi kết quả một cách mù quáng sẽ khiến trẻ chỉ tập trung vào điểm số, thành tích và cố gắng đáp ứng mong đợi của người lớn. Lâu dần, trẻ sẽ nghi ngờ sự chân thành trong lời khen của cha mẹ.
Chẳng hạn khi trẻ làm bài tốt trong kỳ kiểm tra và nhận được lời tuyên dương: "Con đã là người đứng đầu trong lớp, thật tuyệt vời!". Trẻ sẽ không cảm thấy hứng thú vì lời khen mang tính đại khái. Thay vì đó, cha mẹ có thể nhấn mạnh hành vi cụ thể: "Gần đây con học hành chăm chỉ, điều này đã giúp con dành điểm cao trong kỳ kiểm tra vừa qua". Lời khen này tác động tích cực đến trẻ nhiều hơn.
Khi chỉ ra những biểu hiện, hành động cụ thể sẽ giúp trẻ hiểu được quá trình nỗ lực của mình. Từ đó, trẻ sẽ cố gắng để tiếp tục làm tốt hơn nữa.
Cha mẹ hãy khen ngợi quá trình chứ không chỉ kết quả. (Ảnh minh hoạ)
3. Mô tả cụ thể chứ không dùng lời khen chung chung
Có phải nhiều bậc phụ huynh thường dành những lời khen như: "Con thật tuyệt vời", "Con làm tốt lắm",… Trẻ biết rằng bản thân đang được tuyên dương nhưng chúng không hiểu vì sao lại được khen. Những lời khen như vậy không có tác dụng, thậm chí còn khiến trẻ ỷ lại, chỉ thích khen ngợi. Dần dần chúng sẽ không chịu đựng được lời chỉ trích, làm suy giảm khả năng chịu áp lực, chịu thất bại.
Khen ngợi hiệu quả là mô tả biểu hiện, hành động cụ thể. Chẳng hạn như khi trẻ nhường đồ chơi cho bạn, cha mẹ có thể nói: "Việc con sẵn sàng chia sẻ đồ chơi của mình với bạn là rất tốt. Con là một đứa trẻ có trái tim ấm áp!". Hay khi trẻ dọn dẹp nhà cửa, cha mẹ hãy dành lời khen: "Hôm nay con đã lau sàn nhà, bàn ghế giúp không gian trở nên sạch sẽ, gọn gàng. Con làm rất tốt đấy!".
Cha mẹ càng khen ngợi cụ thể càng giúp trẻ hiểu được mình đã làm tốt điều gì. Từ đó trẻ thêm tin tưởng và nhận ra giá trị của bản thân.
Hãy dành lời khen cho những biểu hiện, hành động tốt của trẻ. (Ảnh minh hoạ)
4. Làm không tốt nhưng vẫn nhận được lời khen
Nhiều bậc phụ huynh chỉ khen khi con làm tốt. Thực tế điều này chưa khoa học, muốn con phát triển toàn diện, cha mẹ hãy tìm hiểu những việc con đang làm và sẵn sàng dành lời khen ngợi khi con chưa làm tốt.
Chẳng hạn như khi con đã học tập chăm chỉ nhưng kết quả bài kiểm tra không cao, cha mẹ có thể nói với con: "Mẹ thấy con học rất chăm chỉ nhưng điểm số chưa tốt lắm. Con hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục cho bài thi sau nhé". Lời khen sẽ giúp trẻ không còn cảm thấy buồn bã, thất vọng. Chúng sẽ nỗ lực để đạt kết quả cao hơn. Lời khen trong lúc làm sai là liều thuốc động viên tinh thần đáng quý!
Phụ nữ Việt Nam