Những lầm tưởng về công nghệ phổ biến nhất mà nhiều người dùng Apple vẫn tin “sái cổ” và truyền tai nhau mỗi ngày
Mặc dù công nghệ, đặc biệt là smartphone và mạng xã hội đang trở thành “vật bất ly thân” của con người trong xã hội hiện đại nhưng còn rất nhiều người vẫn mang vô số lầm tưởng về chúng.
- 13-06-2019Ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN ra mắt sản phẩm bảo hiểm toàn bộ mô tô xe máy
- 11-06-2019Kinh hãi với tác hại của công nghệ, Thung lũng Silicon đua nhau gửi con vào “trường tối cổ”
- 26-05-2019Lý do bạn nên bỏ ngay thói quen sạc điện thoại tại sân bay
1. Máy tính Mac không thể nhiễm virus
Máy tính đến từ hãng Apple vẫn có thể dễ bị dính virus từ các phần mềm độc hại. Apple từng khẳng định rằng các sản phẩm của mình có bức tường bảo mật nghiêm ngặt, virus khó lòng nào xâm nhập được, nhưng sau đó công ty này đã nhanh chóng thay đổi chiến lược tiếp thị sau khi bị một mã độc Trojan (loại virus ẩn mình dưới dạng một chương trình có vẻ hợp pháp, an toàn, nhưng nó sẽ thực hiện những hành động bí mật, nguy hiểm sau khi người dùng vô tình tải về máy), ảnh hưởng xấu đến hàng ngàn máy tính Mac vào năm 2012.
2. Tắt các ứng dụng chạy ngầm giúp tăng tuổi thọ pin
Có nhiều điều người dùng không hiểu hết về cách thức hoạt động của pin smartphone, nhưng suy nghĩ rằng càng mở nhiều ứng dụng một lúc càng làm hao và hại pin là một lầm tưởng phổ biến nhất. Sự thật là việc tắt bớt các ứng dụng chạy ngầm không làm giảm tuổi thọ pin điện thoại của bạn.
Năm 2016, một tín đồ của Apple đã gửi email cho CEO Tim Cook để hỏi rằng việc đóng ứng dụng chạy ngầm có thể cải thiện thời lượng pin không, ông có thường xuyên thoát khỏi các ứng dụng đa nhiệm iOS không và liệu điều này có cần thiết hay không. Ông Craig Federighi, phó chủ tịch về kỹ thuật phần mềm của Apple đã thay mặt Tim Cook trả lời chỉ bằng một câu đáp ngắn gọn: "Không và không".
3. Trình duyệt web riêng tư/ẩn danh thực sự giúp bạn "ẩn mình"
Một quan niệm sai lầm rằng sử dụng trình duyệt web ẩn danh là khiến bạn "ẩn danh" hoàn toàn, không lo bị theo dõi và phát hiện nhất cử nhất động của mình trên Internet. Nếu bạn đang sử dụng Chế độ ẩn danh (Incognito Mode) trên Google Chrome hay trình duyệt riêng tư trên Saffari, điều đó chỉ có nghĩa là trình duyệt sẽ không theo dõi lịch sử tìm kiếm hoặc tự động đăng nhập vào bất kỳ tài khoản nào của bạn. Công cụ chỉ hỗ trợ cho ai có máy tính cho mượn hoặc dùng chung lẫn nhau, muốn tránh người kia xem được hoạt động trước đó của mình mà thôi.
4. Không thể định vị smartphone nếu không có GPS
Mặc dù GPS chắc chắn là một công cụ hữu hiệu để xác định vị trí của thiết bị di động, nhưng đó không phải cách duy nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lần theo chiếc smartphone của mình thông qua Wi-Fi và các cột viễn thông.
Năm ngoái, trang CNBC đã đưa tin về việc các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern chứng minh cách để suy ra vị trí của smartphone bằng cách thu thập dữ hiệu từ các thiết bị cảm biến khác, chẳng hạn như gia tốc kế và con quay hồi chuyển bên trong chiếc điện thoại.
5. Facebook sử dụng mic điện thoại để "nghe lén" các cuộc nói chuyện
Với hàng loạt vụ bê bối về quyền riêng tư diễn ra xung quanh Facebook trong năm qua, có rất nhiều lý do khiến công chúng hoài nghi về tính bảo mật của mạng xã hội đứng đầu thế giới này.
Một trong những nghi ngờ lớn nhất xuất hiện dai dẳng trong cộng đồng người sử dụng Facebook là Facebook, bằng cách nào đó, có thể nghe lén các cuộc hội thoại cá nhân và sau đó hiện thị các bài quảng cáo dựa trên nhu cầu của người dùng. Ví dụ, một cặp vợ chồng đã nhận được một loạt các bài quảng cáo dịch vụ cưới hỏi ngay sau khi họ đính hôn, mà thậm chí chưa một ai biết về cuộc hôn nhân sắp diễn ra của họ. Facebook đã khẳng định điều này là sai sự thật.
Vào năm 2016, "ông trùm" mạng xã hội đã tuyên bố rằng Facebook không sử dụng micro hay bất kỳ công cụ gián điệp nào để hiện thị quảng cáo hoặc thay đổi những gì người dùng thấy trên News Feed. "Chúng tôi hiện thị quảng cáo dựa trên sở thích của mọi người và thông qua các tiểu sử khác, không phải qua lời nói", họ viết.
6. Sạc điện thoại qua đêm có thể làm chai pin
Giống như hầu hết tất cả mọi người, bạn đã từng nhiều lần để điện thoại sạc qua đêm kể cả khi pin đã được nạp đầy. Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng làm như vậy sẽ khiến pin giảm tuổi thọ và nhanh chóng phải thay mới. Tuy nhiên sự thật không phải như vậy.
Để điện thoại sạc qua đêm không hề gây chai pin như chúng ta tưởng. Ông Dominik Schulte, Giám đốc điều hành công ty tư vấn công nghệ pin của Đức, BatterieIngenieure, đã từng nói với trang Business Insider rằng việc tiếp tục sạc điện thoại khi nó đã đủ 100% pin trong thời gian dài có thể khiến pin lão hoá nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác đã phủ nhận điều này.
7. Nên để điện thoại sập nguồn trước khi sạc
Đây cũng là một trong những lầm tưởng phổ biến nhất. Apple đã thông báo trên trang web của mình rằng bạn có thể sạc iPhone bất cứ khi nào bạn muốn mà không phải lo lắng về pin.
8. Camera của điện thoại có chỉ số megapixel càng cao thì chụp ảnh càng đẹp
Megapixel đã trở thành thông số kỹ thuật tiêu chuẩn để người dùng đánh giá chất lượng camera của smartphone, nhưng ngoài ra có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng máy ảnh.
Kích thước của pixel (kích thước điểm ảnh) quan trọng hơn là số lượng pixel (số lượng điểm ảnh) vì kích thước pixel càng lớn thì càng hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn.
Vì vậy, việc xem xét số lượng pixel và bỏ qua các yếu tố khác như kích thước pixel hay cảm biến sẽ không thể nhận định chính xác về chất lượng chung của máy ảnh.
9. Độ phân giải cao đồng nghĩa với màn hình hiện thị càng đẹp
Giống như trường hợp camera, có nhiều yếu tố góp phần vào chất lượng hiển thị của màn hình smartphone. Độ phân giải là một trong những yếu tố này, nhưng chắc chắn không phải là duy nhất.
Loại panel điều khiển chính trong điện thoại cũng rất quan trọng trong việc xác định chất lượng hiển thị. Ví dụ, một chiếc điện thoại được làm bằng màn hình OLED so với LCD có thể hiển thị màu sắc đậm hơn và độ tương phản sâu hơn bất kể độ phân giải là bao nhiêu.
Một số nhà sản xuất điện thoại thông min đã thêm các tính năng để có thể điều chỉnh màn hình điện thoại của trông khác hơn tuỳ theo hoàn cảnh. Chẳng hạn, iPhone của Apple có một tính năng gọi là True Tone, cho phép điều chỉnh cân bằng trắng dựa theo môi trường xung quanh của thiết bị, ví dụ như tăng sáng khi người dùng đang sử dụng điện thoại ngoài trời, hoặc giảm sáng khi người dùng đang trong không gian tối.
10. Không thể sử dụng sạc iPad cho iPhone
Apple nói rằng việc sử dụng sạc iPad cho iPhone thậm chí còn có thể giúp điện thoại sạc nhanh hơn là khi dùng bộ sạc đi kèm của iPhone. Tuy nhiên, Steve Sandler, người sáng lập kiêm giám đốc kỹ thuật của Công ty Phân tích Điện tử Aei Systems nói với trang Popular Mechanicalics rằng làm điều này một cách thường xuyên có thể khiến pin của iPhone bị "quá tải". Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này không xảy ra ngay lập tức mà phải mất một khoảng thời gian ít nhất một năm mới có thể nhận thấy.
11. Để một chiếc nam châm gần máy tính sẽ làm xoá sạch dữ liệu trong ổ cứng
"Đừng đặt nam châm gần máy tính, mất hết dữ liệu đấy", đây là lời khuyên không ít người nhận được nhưng liệu nó có đúng không? Nhiều người cho rằng, do các ổ cứng chứa các linh kiện chuyển động bên trong làm bằng sắt từ và lưu trữ dữ liệu bằng các từ trường có thể bị tác động bởi nam châm.
Về mặt kỹ thuật thì điều này không sai, nhưng để làm được như vậy thì bạn cần một khối nam châm thật sự "khổng lồ" với lực từ trường cực kỳ mạnh mới có thể ảnh hưởng đến ổ cứng. Vì vậy một chiếc nam châm tủ lạnh chuẩn không thể làm mất dữ liệu của bạn.
12. Điện thoại làm tăng nguy cơ ung thư
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc sử dụng điện thoại di động và sự phát triển của khối u, nhưng trong đó vẫn tồn tại những hạn chế.
Tổ chức này đã đưa ra các lý do cho các hạn chế này trên trang web của mình: Các nghiên cứu dài hạn chưa được thực hiện, thói quen sử dụng thiết bị di động của con người liên tục thay đổi và nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng người lớn hơn là trẻ em.
CNBC