MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những lời khuyên cho nhà đầu tư Việt vượt qua Brexit

Mức điểm biến động của phiên ngày 24/6 của VN-Index là cao thứ 3 trong lịch sử thị trường chứng khoán. Trong khi tác động tiềm ẩn của Brexit vẫn chưa thể làm rõ, nhà đầu tư cũng cần có một kế hoạch hành động thận trọng.

VN-Index có phiên biến động lớn đứng thứ 3 trong lịch sử với 34,6 điểm, chỉ sau mức biến động 47,6 điểm trong phiên 27/11/2006 và 41,6 điểm trong phiên 27/11/2009.

Lực cầu bắt đáy giúp VN-index giữ được mốc hỗ trợ 620, đạt 620,77 điểm, giảm 11,5 điểm, tương ứng giảm 1,82%, HNX-index đóng cửa mức 83,62 điểm, giảm 1,71 điểm, tương ứng giảm 2%.

Theo công ty chứng khoán BIDV (BSC), tác động của Brexit đến kinh tế Việt Nam xét về trực tiếp sẽ không quá mạnh, nhưng tác động gián tiếp vẫn đang tiềm ẩn.

Cụ thể, nếu thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp thì chứng khoán Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng thông qua (1) hành động của nhà đầu tư nước ngoài, (2) tâm lý của NĐT trong nước và (3) tác động tiềm năng của Brexit đến kinh tế và cụ thể là các ngành của Việt Nam.

Với hành động của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường tăng tốt trong 2 tháng gần đây do lực đỡ của khối ngoại trong đó có sự góp sức của P-notes. Hoạt động đầu tư Pnotes chủ yếu đầu tư qua các Ngân hàng đầu tư như Deutschebank, Citigroup, HSBC, Standard Charter,… cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điểm tích cực là trong phiên Black Friday (24/6), khối ngoại giao dịch khá chủ động, chỉ bán ròng nhẹ lần lượt 22 tỷ và 21 tỷ trên HOSE và HNX. Thị trường sẽ biến động tiêu cực nếu hoạt động giao dịch của Pnotes và ETF đảo chiều sang bán ròng, do vậy hành động của khối ngoại gồm cả các quỹ chỉ só ETF và Pnote cần được quan tâm để làm chỉ báo trước.

Trong khi đó, với tâm lý nhà đầu tư nội, phiên 24/06, đã có lúc mức độ hoảng loạn của nhà đầu tư tăng cao khiến VN-Index giảm sâu tới gần 35 điểm trong phiên (mạnh thứ 3 trong lịch sử). Tuy nhiên đến nửa cuối phiên chiều, các nhóm cổ phiếu bắt đầu phân hóa và dòng tiền của NĐT đã nhanh chóng chảy vào các cổ phiếu đầu ngành, cơ bản tốt.

Điều này cho thấy so với các đợt biến động lớn gần đây, tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam dường như đang ổn định hơn. Dù vậy, không thể đánh giá thấp rủi ro này khi ngay cả TTCK thế giới sẽ tiếp tục chịu thử thách ít nhất trong 1 vài tuần tới.

Những lời khuyên đầu tư

Tác động trước mắt của Brexit đến doanh nghiệp Việt Nam sẽ thông qua tỷ giá và thương mại. Phần lớn những ngành dựa trên cầu nội địa đều không chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Tích cực với 1 số ngành/cổ phiếu có vay nợ các đồng tiền giảm giá so với USD (phát sinh lãi tỷ giá): Xi măng (HT1, BCC), Nhiệt điện (NT2). Hoặc các ngành có xuất khẩu sang các thị trường có nội tệ lên giá: (FPT, VHC)

Những các ngành lại chịu ảnh hưởng tiêu cực là ngành có dư nợ ngoại tệ lên giá là USD và JPY: Vận tải biển (VOS, VIP, VTO, PVT), Hóa chất (DCM), nhiệt điện (PPC). Cùng với đó là một số doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu sang EU cao: Nhựa bao bì (AAA), Thủy sản (HVG, FMC), gỗ (TTF), dệt may (GMC, TNG).

BSC cũng đưa ra lời khuyên với nhà đầu trong giai đoạn hiện tại là:

1. Cân nhắc việc nâng tỷ trọng các tài sản có mức độ an toàn cao như Vàng,

2. Giữ tỷ trọng danh mục chứng khoán vừa phải, hạn chế margin lớn, duy trì sức mua để sẵn sàng khi thị trường có biến động tiêu cực,

3. Thận trọng với các ngành/ mã cổ phiếu có vay nợ ngoại tệ mạnh (như Yên Nhật, USD)

4. Thận trọng với các ngành có mức độ phụ thuộc vào thị trường châu Âu lớn (thủy sản, da giầy, dệt may)

5. Quan tâm đến các mã cổ phiếu của các DN có vay nợ Euro (NT2, BCC, HT1) hoặc KRW (BTP)

6. Trong trường hợp TTCK biến động mạnh, lựa chọn đầu tiên sẽ là các cổ phiếu đầu ngành thuộc các ngành có sự phụ thuộc chặt chẽ vào nội tại kinh tế Việt Nam, xu hướng tiêu dùng mới như: Hạ tầng (ITD, CTI), Bán lẻ (MWG, PNJ), Sữa (VNM), Điện (NT2, VSH), Nước …

Theo Mai Hương

BizLIVE

Trở lên trên