Những lưu ý khi doanh nghiệp muốn cắt giảm lao động do khó khăn bởi Covid-19
Doanh nghiệp cắt giảm người lao động do gặp khó khăn bởi Covid-19 cần đúng luật nhưng vẫn phải đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động.
- 01-04-202028.000 - 30.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động
- 01-04-20204 bước chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- 01-04-2020Hiệp hội dệt may, da giày, thuỷ sản đề xuất trả lương người lao động dưới mức tối thiểu vùng vì dịch Covid-19
Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do Covid-19 gây ra; trong số đó, không ít doanh nghiệp buộc lòng phải cắt giảm người lao động nhằm chống chọi với tình cảnh khó khăn này.
Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ phương pháp để doanh nghiệp cắt giảm người lao động do gặp khó khăn bởi Covid-19 một cách đúng luật, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động.
Thứ nhất, rõ ràng đây là thời điểm khó khăn đối với doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách song không thể đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, buộc lòng phải cắt giảm một số người lao động, nếu không cắt giảm thì không đủ thu nhập để chi trả tiền lương cho toàn thể người lao động, từ đó tất cả người lao động đều bị thiệt hại.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần nói rõ điều này cho người lao động được biết, với hi vọng người lao động chung tay chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp; khi đó, người lao động sẽ chủ động viết đơn xin thôi việc, nhường việc làm lại cho người lao động khác, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ cho người lao động tự nguyện thôi việc, có nhưng vậy sẽ hài hòa lợi ích của đôi bên.
Ảnh minh hoạ
Thứ hai, trong trường hợp người lao động không tự nguyện xin thôi việc hoặc số người xin thôi việc ít hơn số người mà doanh nghiệp cần phải cắt giảm thì doanh nghiệp có thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012.
Cụ thể, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc địch họa, dịch bệnh, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
Lưu ý: Căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước theo khoảng thời gian sau đây:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Nhịp sống Việt
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19