Những nền kinh tế ảnh hưởng nhiều nhất vì chiến tranh thương mại
Công ty quản lý đầu tư Pictet của Anh ước tính chỉ cần 10% thuế áp lên thương mại Mỹ được chuyển sang người tiêu dùng, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào lạm phát và lợi nhuận doanh nghiệp giảm 2,5%.
- 06-07-2018Đây là những "vũ khí" mà Tổng thống Mỹ nắm trong tay trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
- 06-07-2018Bất chấp Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khai hỏa, chứng khoán châu Á tăng điểm
- 05-07-2018Trung Quốc gay gắt cảnh báo Mỹ trước “giờ G” xung đột thương mại
- 05-07-2018Chưa hết chiến tranh thương mại, thế giới sẽ đối đầu với chiến tranh dầu mỏ?
- 04-07-2018Trái phiếu Trung Quốc hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại
- 04-07-2018JPMorgan cảnh báo chiến tranh thương mại có thể kích hoạt làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc
- 03-07-2018Quốc gia ít ai ngờ tới biết cách hóa giải cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump
Sáng 6/7, Mỹ bắt đầu áp thuế suất 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Cường quốc châu Á tung đòn đáp trả tương đương ngay sau đó dù Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ xem xét áp thuế bổ sung 500 tỷ USD nếu đối thủ trả đũa. Truyền thông Trung Quốc chỉ trích chính quyền Trump đang hành xử “như một nhóm côn đồ”.
Công ty quản lý đầu tư Pictet của Anh ước tính chỉ cần 10% thuế áp lên thương mại Mỹ được chuyển sang người tiêu dùng, kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào lạm phát và lợi nhuận doanh nghiệp giảm 2,5%.
Bên chịu thiệt hại nhiều nhất không phải là Mỹ hay Trung Quốc, mà chính là những nền kinh tế gắn chặt với chuỗi giá trị toàn cầu như Đài Loan, Hungary, Séc, Hàn Quốc và Singapore.
Ví dụ, Đài Loan là trung tâm công nghệ và chất bán dẫn và có nhiều nhà sản xuất lớn như Foxconn (sản xuất iPhone của Apple). Mạch tích hợp điện tử chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của hòn đảo này.
Trong trường hợp của Hungary, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất bên ngoài Liên minh châu Âu (EU). Nước này có dòng vốn đầu tư lớn nhờ ngành sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực ôtô. Xe và các bộ phận là 2 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong năm 2016, chiếm 15%.
Bảng xếp hạng mức độ tham gia của các nền kinh tế vào chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Reuters)
Mức độ tham gia của một nền kinh tế được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xác định dưới dạng tổng giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và nhập khẩu.