MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những ngành hàng hóa quan trọng nào đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu?

27-08-2022 - 15:52 PM | Thị trường

Nguồn: Nikkei Asia

Nguồn: Nikkei Asia

Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như thép, phân bón, luyện nhôm (kim loại cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất) đang phải chịu nhiều áp lực lớn, kéo theo giá liên tục tăng cao.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Điều này đã tạo ra áp lực lớn đè nặng lên thị trường hàng hoá, nơi cung cấp nền tảng quan trọng cho sự phục hồi và phát triển kinh tế toàn cầu.

Các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như thép, phân bón, luyện nhôm (kim loại cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất), đang buộc phải giảm sản lượng. Thậm chí một số nhà máy phải đóng cửa hoặc tăng giá bán do chi phí ngày càng tăng cao. Các nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất pin xe điện và pin năng lượng mặt trời cũng đang gặp thời điểm khó khăn.

Sự hỗn loạn trên thị trường hàng hóa đang khiến các hộ gia đình phải vật lộn với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và đẩy các nền kinh tế vào suy thoái. Khi nguồn cung cấp khí đốt bị ảnh hưởng thậm chí còn khiến thị trường trở nên thắt chặt hơn.

Kim loại công nghiệp

Châu Âu đã mất khoảng một nửa công suất luyện kim trong một năm qua. Một số nhà máy thậm chí đã buộc phải đóng cửa.

Vào đầu tháng 8, công ty sản xuất nhôm có trụ sở tại Slovakia tuyên bố tạm đóng cửa vào cuối tháng 9 do giá điện tăng cao. Trước đó, Budel, một trong những công ty luyện thiếc lớn nhất châu Âu, cũng tuyên bố tạm dừng sản xuất bắt đầu từ 1/9. Với kho dự trữ trong nước thấp đến mức khó tin, người dân có thể phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu.

Những ngành hàng hóa quan trọng nào đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu? - Ảnh 1.

Hàng tồn kho nhôm và kẽm tại châu Âu giảm mạnh trong năm 2022.

Ngành nhôm ở Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện do nắng nóng, hạn hán kéo dài. Điều này đã buộc công ty luyện nhôm Henan Zhongfu Industry Co. buộc phải tạm dừng hoạt động trong 1 tuần với một số phân xưởng.

Các công ty luyện kim tại Mỹ cũng chịu tác động nặng nề khi đầu năm nay Century Aluminum Co. tuyên bố đóng cửa nhà máy sản xuất nhôm lớn tại Kentucky do chi phí năng lượng tăng quá cao khiến hoạt động kinh doanh bị thua lỗ.

Trong khi đó, các công ty sản xuất đồng ít chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng này do tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các ngành luyện kim khác. Tuy nhiên, họ vẫn chịu phụ phí lớn khi vận chuyển hàng cho khách hàng.

Thép

Việc cắt điện ở Tứ Xuyên của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hơn 70% các nhà máy thép của tỉnh này do họ phải tạm ngừng sản xuất hoặc giảm công suất. Điều đó đang gây áp lực lên giá quặng sắt, nguyên liệu chính để sản xuất thép.

Tại Châu Âu, British Steel là một trong những công ty phải tăng giá bán thép do để bù đắp chi phí năng lượng tăng cao. Mặc dù điều đó đã từng hiệu quả trong quá khứ do ngành xây dựng của Châu Âu phát triển mạnh mẽ, nhưng lần này sẽ là thách thức lớn hơn khi nền kinh tế yếu hơn làm giảm triển vọng nhu cầu.

Tại Mỹ, ít nhất hai nhà máy thép đã bắt đầu tạm dừng một số hoạt động để cắt giảm chi phí năng lượng.

Nguyên liệu sản xuất pin

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đồng nghĩa với việc lĩnh vực sản xuất pin sẽ phải gánh chịu chi phí ngày một cao của nguyên liệu chính là lithium.

Theo BloombergNEF, Tứ Xuyên chiếm hơn 1/5 sản lượng hóa chất lithium của Trung Quốc vào năm ngoái và các nhà phân tích kỳ vọng giá sẽ tăng trong ngắn hạn.

Thình này cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất polysilicon, được sử dụng trong các tấm pin mặt trời. Giá của kim loại silicon, vốn dùng trong sản xuất chip máy tính, điện thoại, ô tô đã tăng 12% chỉ trong một tuần.

Phân bón

Năng lực sản xuất amoniac của châu Âu tiếp tục giảm mạnh khi mới đây, 2 công ty của Ba Lan đã tham gia vào danh sách ngày càng tăng của các nhà sản xuất phân bón buộc phải cắt giảm sản lượng vì chi phí năng lượng tăng cao.

Những ngành hàng hóa quan trọng nào đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu? - Ảnh 2.

Nguồn: GrowVeg

Grupa Azoty, công ty hoá chất lớn nhất của Ba Lan, đã cắt giảm sản lượng amoniac do giá khí đốt tăng cao kỷ lục trong khi Anwil, công ty con của hãng dầu khí PKN Orlen SA đã ngừng sản xuất.

Điều này đồng nghĩa khoảng 38% năng lực sản xuất thành phần quan trọng bậc nhất trong phân bón của châu Âu hiện đã bị giảm hoặc cắt giảm hoàn toàn, theo Chris Lawson - nhà phân tích tại CRU Group.

"Đây chỉ là mức giảm đã được xác nhận", Lawson nói qua email với Bloomberg. "Mức giảm thực tế có thể còn cao hơn".

Dự kiến, sẽ còn nhiều công ty khác ở châu Âu sẽ sớm công bố cắt giảm sản lượng khi chi phí khí đốt tự nhiên đã tăng 500% so với một năm trước. Nguồn cung amoniac sẽ tiếp tục giảm xuống nếu khí đốt tự nhiên của Nga bị cắt hoàn toàn. Các nhà chức trách Đức đã lên tiếng bày tỏ lo ngại về nhu cầu phân phối khí đốt trong những tháng cuối năm nay.

Rắc rối lớn của các nhà sản xuất phân bón châu Âu lại là cơ hội cho các đối thủ ở bên ngoài khu vực. Mosaic Co, một công ty cung cấp chất dinh dưỡng cây trồng có trụ sở tại Mỹ cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu toàn cầu và cam kết bán phân bón với giá hấp dẫn.

"Giá khí đốt tự nhiên và các nguyên liệu thô khác sử dụng trong sản xuất phân bón đã tăng. Giá phân bón cũng tăng theo. Chúng tôi sẽ tiếp tục sản xuất nhiều phân bón nhất có thể để đáp ứng nhu cầu của nông dân toàn cầu", người đại diện của Mosaic cho biết.

Đường

Tập đoàn sản xuất đường khổng lồ ở châu Âu Suedzucker AG, đã cảnh báo giá bán có thể cao hơn vì chi phí năng lượng tăng. Đồng thời, tập đoàn cho biết có kế hoạch chuyển từ khi đốt sang các nguồn năng lượng khác nếu Nga ngừng dòng chảy.

Những ngành hàng hóa quan trọng nào đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu? - Ảnh 3.

Giá lương thực lập đỉnh trong năm 2022.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng đó có thể là một quá trình tốn kém và giá đường thậm chí còn cao hơn nữa, làm tăng thêm hóa đơn hàng hóa sau khi giá thực phẩm toàn cầu đạt mức cao kỷ lục.

Khánh Vy

Theo Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên