MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những người 6 tháng đổi 3 công ty: Càng nhảy việc thì càng nghèo, sự nghiệp liên tục xuống dốc

05-09-2021 - 20:45 PM | Sống

Hãy ghi nhớ một điều nếu chăm chăm nhảy việc để có mức lương cao thì sự nghiệp sẽ ngày càng xuống dốc.

Nhiều người vẫn tin rằng nếu muốn tăng lương thì phải nhảy việc ngay. "Lý thuyết" này ngày càng trở nên phổ biến vì họ cho rằng sếp sẽ không bao giờ chủ động tăng lương và nhảy việc là một cách thông minh để có được mức lương mình mong muốn. Nhưng có phải thực sự như vậy không?

Một đồng nghiệp cũ của tôi đã nhảy việc sang một công ty mới với mức lương tăng gấp đôi khiến ai cũng ghen tị. Nhưng một người trong nhóm lại lắc đầu và bảo rằng 6 tháng nhảy việc 3 công ty, như vậy chẳng có gì hay.

Hóa ra, những công ty anh ta làm đều có tính chất công việc như nhau, lương tăng lên một chút nhưng việc chẳng khác gì. Và rồi vì không thể đáp ứng được yêu cầu của công ty mới, anh ta lại nghỉ việc, qua công ty khác. Tuy nhiên, anh ta vẫn gặp phải vấn đề tương tự như vậy, thế nên mới có việc nhảy 3 công ty trong 6 tháng.

Những người 6 tháng đổi 3 công ty: Càng nhảy việc thì càng nghèo, sự nghiệp liên tục xuống dốc - Ảnh 1.

Nghe tôi kể về sự việc này, một người bạn làm ở phòng nhân sự đã bình luận: "Trong mắt chúng tôi, một người thường xuyên thay đổi công việc thì người đó càng ngày càng nghèo. Những người đạt thành tích xuất sắc thì sẽ có nhiều thứ có lợi hơn người thường xuyên đổi việc".

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao sếp không tăng lương cho mình?

Nhiều người nghĩ rằng lương sẽ tỷ lệ thuận với giá trị bản thân nhưng thực tế không phải vậy. Một người bạn của tôi thuộc thế hệ 9X từng đảm nhận vị trí quản lý cấp trung của một công ty nhưng mới đây, anh đã từ chức sau một thời gian đảm nhiệm. Nguyên nhân là bởi mức lương không được như mong muốn.

Anh bảo rằng anh đề nghị tăng lương nhưng công ty không đồng ý.

Anh nói: "Tôi không được tăng lương mà không có lý do. Từ khi vào làm, tôi đã rất siêng năng, thường xuyên làm thêm giờ. Năm ngoái, tôi mang đến không biết bao nhiêu lợi nhuận cho công ty. 

Mỗi năm, đều có một đợt điều chỉnh lương và tôi cũng được lên mức lương cao nhất. Thế nhưng tôi thấy lương của mình bị các đồng nghiệp trên thị trường "phá giá". Không chỉ vậy, công ty còn thuê người mới và lương thì bằng tôi".

Những người 6 tháng đổi 3 công ty: Càng nhảy việc thì càng nghèo, sự nghiệp liên tục xuống dốc - Ảnh 2.

Nghĩ rằng 3 năm qua mình đã làm việc chăm chỉ, thức trắng đêm mà lương lại không bằng nhân viên mới được tuyển dụng nên mới gặp sếp để đòi tăng lương.

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, người sếp nói với anh: "Anh có thể chuyển sang một công ty khác và quay lại sau 2 năm, anh sẽ được nâng lên một cấp khác".

Anh bị sốc và suy sụp khi biết rằng hóa ra mình không quan trọng như vậy. Việc tăng lương không những vô vọng mà còn để lại tai tiếng đối với các vị quản lý.

Chăm chăm nhảy việc để tìm mức lương cao, sự nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp

Hãy suy nghĩ kĩ nhé, sếp thà bỏ tiền thuê người mới còn hơn tăng lương cho bạn. Nguyên nhân cơ bản nhất là bởi bạn không có giá trị cao trong mắt sếp. Vì vậy, nếu một công ty sẵn sàng chi hơn gấp đôi mức lương hiện tại của bạn để đào tạo thì bạn nghĩ là vì sao?

Nhiều người cho rằng đó là giá trị của năng lực bản thân. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Nói một cách khác, nó là bởi giá trị trải nghiệm của bạn trong những năm tháng bạn làm việc.

Những người 6 tháng đổi 3 công ty: Càng nhảy việc thì càng nghèo, sự nghiệp liên tục xuống dốc - Ảnh 3.

Người chủ nào cũng muốn tối đa hóa giá trị mà một nhân viên mang đến. Có một quy tắc ngầm khi đi làm, đó là sự trao đổi. Những gì bạn nhận được thường quyết định bởi khả năng bạn có thể mang đến những gì cho công ty.

Khi khả năng không được cải thiện theo thời gian, khi các nguồn lực từ bạn không được sử dụng nhiều hơn, chắc chắn những gì bạn muốn (ở đây là mức lương cao) là chuyện không thể.

Lúc này bạn sẽ chọn phương án nhảy việc với mong muốn đạt mức lương như kì vọng. Bạn nghĩ rằng mình có thể sao chép cách làm việc ở công ty cũ và sử dụng nó ở công ty mới.

Tuy nhiên, một khi kinh nghiệm trong quá khứ của bạn đã cạn, bạn không thể giải quyết những vấn đề của công ty mới, không thể bắt kịp tốc độ phát triển của doanh nghiệp, bạn sẽ rơi vào bế tắc, không làm được gì. Bạn nghĩ rằng mình có thể nỗ lực để vượt qua khó khăn không hay sẽ nhảy việc?

Nhiều người sẽ chọn cái sau. Trong trường hợp này nhảy việc có thể tăng lương nhưng khả năng của bạn lại bị đình trệ, chỉ khiến bạn ngày càng có ít sự lựa chọn hơn trong tương lai.

Những người 6 tháng đổi 3 công ty: Càng nhảy việc thì càng nghèo, sự nghiệp liên tục xuống dốc - Ảnh 4.

Nếu chỉ chăm chăm nhảy việc lương cao, sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng thu hẹp. Nhảy việc thường xuyên khiến bạn phải từ bỏ thành tích trước đây, giậm chân tại chỗ. Nếu chỉ tập trung vào mức lương cao và thay đổi công việc mà không chú ý đến việc lập kế hoạch nghề nghiệp, nâng cao năng lực, con đường sự nghiệp của bạn không thể nào xán lạn.

(Nguồn: Zhihu)

Theo Đại Lâm Mộc

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên