MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những “kẻ được” khi cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ

13-03-2022 - 17:31 PM | Tài chính - ngân hàng

Một Nhà giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) (Ảnh: Reuters)

Một Nhà giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) (Ảnh: Reuters)

Cuộc chiến ở Ukraine đã gây mất mát lớn cho nhiều đối tượng, từ các ngân hàng châu Âu đếu đồng zloty của Ba Lan. Song không phải chỉ có "kẻ thua", cuộc chiến này còn mang lại chiến thắng lớn cho nhiều "kẻ được", trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chạy đua để tích trữ một số loại tài sản.

Giá hàng hóa đang tăng vọt, cổ phiếu quốc phòng được hưởng lợi từ các cam kết gia tăng chi tiêu an ninh, và các nhà đầu tư thị trường mới nổi đang tìm nơi ẩn náu ở Mỹ Latinh. Với việc thế giới vẫn ngập tràn tiền mặt giá rẻ trong thời đại đại dịch, nhiều tài sản đang trở nên hấp dẫn.

Dưới đây là danh sách một số "người chiến thắng", các so sánh đều nằm trong khoảng thời gian từ 24/2 – khi Nga bắt đầu "cuộc chiến đặc biệt" ở Ukraine – cho đến ngày 8/3, thời điểm có thể coi là đỉnh điểm của sự hoảng loạn.

Cổ phiếu hàng hóa

Giá dầu Brent tăng 30% trong khoảng thời gian kể từ khi Moscow tiến sang Ukraine, đẩy giá cổ phiếu của các nhà sản xuất năng lượng tăng mạnh. Theo đó, chỉ số SPDR S&P Oil & Gas đã tăng 14%, trong đó cổ phiếu của một số công ty năng lượng tăng mạnh hơn nhiều so với mức đó.

Những “người chiến thắng” khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine - Ảnh 1.

Giá hàng hóa cao kỷ lục

Vai trò quan trọng của Nga đối với thị trường kim loại đã thúc đẩy những bước nhảy vọt thậm chí còn lớn hơn đối với các mặt hàng khác.

Nga cung cấp khoảng 10% lượng nickel toàn cầu, và lo ngại về nguồn cung của Nga dẫn tới sự khan hiếm nghiêm trọng trong ngắn hạn đã khiến giá nickel kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng gấp 4 lần kể từ khi Nga thực hiện "Chiến dịch đặc biệt", lên mức kỷ lục trên 100.000 USD/tấn, khiến Sàn giao dịch kim loại London (LME) buộc phải tạm dừng giao dịch, cho đến nay vẫn chưa khôi phục giao dịch trở lại.

Nga và Ukraine cùng chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu và 19% xuất khẩu ngô. Giá lúa mì Chicago kỳ hạn đã tăng 40% lên mức cao nhất 14 năm.

Chỉ số S&P GSCI – chứng khoán tổng hợp của thị trường hàng hóa - đã tăng 24% kể từ ngày 24 tháng 2 và chỉ còn kém 9% so với mức cao kỷ lục đạt được vào năm 2008.

Cổ phiếu của các công ty kinh doanh hàng hóa cũng đang bùng nổ. Cổ phiếu của Glencore tăng 15%, của Archer-Daniels-Midland tăng 13%, trong khi hãng của kinh doanh nông sản Bunge tăng 11%.

Các loại tiền liên quan mật thiết đến hàng hóa

Tiền tệ của các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cũng tăng trưởng tốt kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.

Đô la Australia và đô la New Zealand đã tăng gần 1% kể từ ngày 24/2.

Đó là điều rất đáng lưu ý bởi cả hai loại tiền này thường gặp khó khăn khi tâm lý thị trường toàn cầu xấu đi – khi các nhà giao dịch có xu hướng tranh giành các tài sản an toàn hơn, chẳng hạn như đồng franc Thụy Sĩ và đô la Mỹ. Nhưng lần này, trong khi các tiền tệ an toàn tăng giá thì tiền hàng hóa cũng tăng.

Những “người chiến thắng” khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine - Ảnh 2.

Đô la Australia và đô la New Zealand tăng vượt trội.

Tiền crown của Na Uy – hấp dẫn bởi giá dầu, sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của nước này tăng mạnh - đã tăng 2,7% so với đồng euro.

Các tiền tệ của thị trường mới nổi có xu hướng suy yếu khi đối mặt với đồng đô la mạnh, nhưng tiền rand của Nam Phi và real Brazil – những nước giàu tài nguyên - cũng hoạt động tốt.

Cổ phiếu năng lượng mặt trời và gió

Chỉ số Năng lượng Sạch Toàn cầu - S&P Global Clean Energy Index - đã tăng 14,6% kể từ ngày 24/2, khi nhà đầu tư được đặt cược rằng các nước phương Tây sẽ đẩy mạnh hơn để "cai nghiện" nhiên liệu hóa thạch.

Cổ phiếu của các nhà cung cấp năng lượng gió Nordex và Vestas Wind đã tăng khoảng 50%. Citi cho rằng nhiều công ty châu Âu có thể tăng trưởng doanh thu đáng kể nếu Đức đáp ứng các kế hoạch mở rộng năng lượng gió.

Cổ phiếu Solar ETF của Invesco đã tăng 31%.

Cổ phiếu lĩnh vực quốc phòng và mạng/công nghệ

Cổ phiếu của các nhà sản xuất máy bay phản lực, tên lửa và radar tăng trưởng mạnh sau khi một số nước châu Âu, đặc biệt là Đức, cam kết chi nhiều hơn cho quốc phòng.

Kể từ ngày 24 tháng 2, các công ty vũ khí thống trị danh sách các công ty hoạt động hàng đầu trong chỉ số MSCI Thế giới, dẫn đầu là nhà sản xuất cảm biến quân sự của Đức Hensoldt và nhà sản xuất xe bọc thép Rheinmetall.

Cổ phiếu của hãng Raytheon của Mỹ - nhà sản xuất tên lửa Stinger mà các đồng minh phương Tây đang điều động tới Ukraine - tăng khoảng 15%.

Chỉ số ETF trong lĩnh vực vũ trụ và quốc phòng - SPDR S&P Aerospace and Defense ETF - tăng hơn 11%.

Những “người chiến thắng” khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine - Ảnh 3.

SPDR S&P Aerospace and Defense ETF tăng hơn 10%

Cổ phiếu Global X Cybersecurity ETF, bao gồm Check Point Software Technologies và Palo Alto Networks, đã tăng 9%.

Chuyên gia Kiran Ganesh của UBS Global Wealth Management, cho biết: "Không gian mạng là một trong những chủ đề dài hạn được ưa thích của chúng tôi và cuộc khủng hoảng hiện tại thúc đẩy điều đó mạnh lên nữa".

Ông cho biết nhiều nhà đầu tư tập trung vào các lĩnh vực bền vững thường loại trừ cổ phiếu quốc phòng, nhưng "đó là một cuộc tranh luận mà ngành công nghiệp cần phải có ... nhiều người sẽ tranh luận rằng an ninh cũng là một lợi ích xã hội."

Tài sản của Mỹ Latinh

Các nhà đầu tư đang hướng đến các thị trường Mỹ Latinh, nơi chứa nhiều hàng hóa và ít chịu ảnh hưởng bởi những tổn thất do cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine hơn các thị trường mới nổi khác.

Dữ liệu từ Viện Tài chính Quốc tế cho thấy các thị trường Mỹ Latinh nhận được 8,7 tỷ USD dòng vốn đầu tư và các nền kinh tế mới nổi châu Á thu về 6,8 tỷ USD trong tháng Hai.

Những “người chiến thắng” khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine - Ảnh 4.

Chứng khoán Mỹ Latinh tăng mạnh.

Chỉ số chứng khoán MSCI Mỹ Latinh tăng so với trước khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, trong đó chỉ số các vật liệu của tăng 16% kể từ ngày 24 tháng 2.

Jeremy Schwartz, giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản WisdomTree cho biết: "Yếu tố hàng hóa - cho dù là hàng hóa nông sản hay kim loại - đang hỗ trợ dòng vốn đến Mỹ Latinh".

Các công cụ bảo vệ chống lại lạm phát

Khi giá hàng hóa gia tăng có nguy cơ đẩy lạm phát lên cao hơn nữa, trái phiếu liên quan đến lạm phát đã trở thành một "người chiến thắng", đặc biệt là ở khu vực đồng euro, nơi lợi suất trái phiếu đã tăng 7% kể từ khi xảy ra xung đột. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm đã giảm 190 điểm kể từ thời điểm đó.

Những “người chiến thắng” khi chiến tranh bùng nổ ở Ukraine - Ảnh 5.

Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 2 năm giảm khi lạm phát tăng mạnh.

Tham khảo: Refinitiv

https://cafef.vn/nhung-nguoi-chien-thang-khi-cuoc-chien-nga-ukraine-bung-no-2022031223443293.chn

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên