Những người giàu có nhất thế giới đang sinh sống ở nơi đâu?
Theo kết quả của một nghiên cứu, có khoảng 2.188 tỷ phú trên toàn thế giới và nhiều người trong số họ sống ở những quốc gia giàu có. Dưới đây là danh sách 15 đất nước thuộc top đông tỷ phú nhất.
- 23-07-2016Nếu chưa trở thành tỷ phú, có thể bạn đã bỏ qua 10 điều sau
- 21-07-2016Sở thích khác người của các tỷ phú nổi tiếng
- 15-07-20165 điều tỷ phú Warren Buffett thường làm sau khi kết thúc công việc
- 13-07-20165 “chìa khóa” giúp bạn gặt hái thành công từ tỷ phú Bill Gates
- 12-07-2016Tỷ phú Donald Trump: Ứng viên Tổng thống Mỹ “không phải dạng vừa đâu”
- 12-07-2016Khối tài sản khổng lồ của "ông vua chịu chơi" bậc nhất thế giới: Tỷ phú Larry Ellison
- 07-07-2016Những điều đặc biệt xoay quanh tỷ phú "kỳ dị" Richard Branson
Trung Quốc - 568 tỷ phú
Là nước đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc sở hữu nền kinh tế tăng trưởng nhanh kể từ cuối những năm 1970. GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của quốc gia này đạt 11,3 nghìn tỷ USD. Con số này biến nơi đây thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thế mạnh của đất nước là sản xuất với số lượng lớn các mặt hàng nông sản, quần áo, đồ chơi, phụ tùng, thiết bị điện tử... Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc có sự phát triển về các mảng viễn thông, hàng cao cấp và du lịch. 568 tỷ phú - con số trang The Richest thống kê vào tháng 7 - đưa quốc gia này dẫn đầu top 15 nơi sở hữu nhiều người giàu có nhất.
Hoa Kỳ - 535 tỷ phú
Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP hơn 18.5 nghìn tỷ USD. Nguồn tài nguyên thiên nhiên tại Hoa Kỳ rất phong phú, đó là lý do tại sao họ là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và cũng là một trong những nhà sản xuất dầu cung cấp cho toàn cầu. Ngoài ra, Mỹ cũng là "đầu mối" các sản phẩm nông nghiệp như ngô, đậu nành, sữa và thịt.
Hoa Kỳ cũng rất mạnh về sản xuất hóa chất, muối, xe hơi, máy móc, than, các khoáng sản và khí đốt tự nhiên. Ngoài ra, thể thao, trường học, quân sự, âm nhạc, lĩnh vực ngân hàng và phim ảnh cũng đóng góp cho quốc gia này số tiền không nhỏ. Đặc biệt, Hoa Kỳ còn được biết đến là quê hương của McDonalds và Coca-Cola.
Số lượng tỷ phú của đất nước này là 535.
Ấn Độ - 111 tỷ phú
Với hơn 1 tỷ dân - đông thứ hai thế giới sau Trung Quốc, kể từ đầu những năm 90, Ấn Độ đã là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu. Trở thành một nước công nghiệp theo đúng nghĩa, GDP hàng năm của Ấn Độ đạt gần 2,4 nghìn tỷ USD, đủ khiến quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới.
Lực lượng lao động khổng lồ - gần nửa tỷ người, đó là lý do tại sao nơi đây là một trong những nhà nhập và xuất khẩu lớn nhất thế giới, và cũng là nhà cung cấp lớn trên toàn cầu về hàng hóa nông nghiệp như chè, bông, lúa mì, gạo và mía.
Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu, bao gồm sản xuất vải, dược phẩm, phần mềm và sản xuất hóa chất, sắt thép và viễn thông. Kinh tế Ấn Độ khá phát triển, nhưng vì dân số quá lớn, đất nước vẫn có nghèo đói và tham nhũng.
Đức - 82 tỷ phú
GDP hàng năm của Đức vào khoảng trên 3,3 nghìn tỷ USD, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 4 trên thế giới.
Đức quy tụ 28 công ty lớn nhất thế giới bao gồm các nhà sản xuất xe hơi như BMW, Volkswagen và nhà bán lẻ lớn thứ tư trên thế giới như Walmart. Nền kinh tế Đức cũng "hưởng lợi" nhiều bởi du lịch, khoa học - công nghệ, vận tải và năng lượng sản lượng.
Vương Quốc Anh - 82 tỷ phú
Hơn một tháng trước, Vương quốc Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu. Điều này có thể tác động ngay lập tức về nền kinh tế toàn cầu nói chung và Vương quốc Anh nói riêng. Bởi khi còn là thành viên của EU, nền kinh tế Anh lớn thứ 2 tại châu Âu và lớn thứ 5 trên thế giới với GDP hơn 2,8 nghìn tỷ USD.
Lĩnh vực dịch vụ, sản xuất với những mặt hàng chủ yếu như ô tô và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp dược, khai thác mỏ, xây dựng, du lịch, kinh doanh và dịch vụ tài chính cũng khá phát triển.
Cũng giống như Đức, Anh có 82 tỷ phú.
Nga - 80 tỷ phú
Là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, GDP của Nga đạt hơn 1,1 nghìn tỷ USD. Nền kinh tế của Nga bao gồm nhiều lĩnh vực, với ngành công nghiệp dầu khí quan trọng cùng ngành công nghiệp khai thác than. Ngành công nghiệp đánh bắt cá của Nga lớn thứ 4 trên thế giới và đây cũng là quốc gia có ngành công nghiệp lâm nghiệp hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, Nga còn phát triển mạnh về sản xuất máy bay và công nghệ vũ trụ, điện tử và sản xuất xe hơi.
Thụy Sĩ - 66 tỷ phú
Không chỉ là “ngôi nhà chung” của dãy Alps, sô cô la, và ngôi sao quần vợt Roger Federer, Thụy Sĩ còn là nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới với GDP hàng năm hơn 651 tỷ USD.
Thụy Sĩ vốn nổi tiếng ổn định về tiền tệ và chính trị, đó cũng là lý do tại sao các nhà đầu tư đổ xô đến đất nước này. Nền kinh tế Thụy Sĩ chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngoài nhưng nó cũng xoay quanh du lịch và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như đồng hồ, các hóa chất công nghiệp cũng như các sản phẩm nông nghiệp như thịt và các sản phẩm từ sữa.
Chỉ một đất nước nhỏ nhưng ổn định như Thụy Sĩ mới có thể “tạo ra” 66 tỷ phú – một con số đáng ngưỡng mộ.
Pháp - 51 tỷ phú
Pháp là một cường quốc ở châu Âu trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, với GDP hàng năm gần 2,5 nghìn tỉ đô la, Pháp trở thành nền kinh tế thứ 3 ở châu Âu, cũng như lớn thứ 6 trên thế giới. Kinh tế Pháp xoay quanh nhiều thứ và là "nhà lãnh đạo toàn cầu" trong nhiều lĩnh vực. Pháp đứng thứ 6 về sản xuất nông nghiệp và là quốc gia nổi tiếng nhất về du lịch.
Bên cạnh đó, Pháp còn là một trong 4 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất, dẫn đầu thế giới điện hạt nhân. Pháp còn phát triển các lĩnh vực sản xuất quần áo, vệ tinh thông tin liên lạc, dược phẩm, xe hơi và hóa chất. Tính đến năm 2016, có 51 tỷ phú ở Pháp. Không gì ngạc nhiên khi đây là quê hương của 31 công ty lớn nhất thế giới.
Brazil - 49 tỷ phú
Brazil là quốc gia lớn nhất ở Nam Mỹ và diện tích cũng như số dân lớn thứ 5 trên thế giới. Với GDP đạt trên 1,5 nghìn tỷ USD, Brazil đứng thứ 9 trên thế giới về nền kinh tế.
Phát triển mạnh về thể thao, đặc biệt là bóng đá đã thu về cho Brazil một nguồn lợi không nhỏ. Brazil còn là “cầu thủ lớn” trong thị trường hàng hóa,và là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về quần áo, cà phê, giày dép, ethanol, thép, thiết bị điện, cam, mía và đậu nành. Ngoài ra, nền kinh tế Brazil còn phát triển khai thác gỗ và cá, và du lịch.
Nhật Bản - 42 tỷ phú
Đất nước mặt trời mọc là một quốc gia tương đối nhỏ nhưng nền kinh tế thì không nhỏ chút nào. Nhật Bản thuộc top 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt hơn 4 nghìn tỷ USD.
Giống như đa số các nước công nghiệp hóa cao khác, nền kinh tế của Nhật Bản xoay quanh lĩnh vực dịch vụ, nhưng thực tế, Nhật Bản cũng rất mạnh về sản xuất thiết bị điện tử, máy công cụ, xe hơi với công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, kinh tế Nhật Bản còn phát triển về sản xuất quần áo, thực phẩm và hóa chất. Họ cũng là một trong những nước dẫn đầu về nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Ý - 37 tỷ phú
GDP hàng năm gần 2 nghìn tỷ đô la, Ý trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 tại Liên minh châu Âu và lớn thứ 8 trên thế giới. Các doanh nghiệp nước này đều rất sáng tạo và phát triển mạnh.
Được biết đến là “vương quốc của rượu vang”, Itali có một ngành nông nghiệp cạnh tranh vô cùng gắt gao. Nền kinh tế Italia chủ yếu là du lịch, thời trang, xe hơi, máy móc và thực phẩm.
Canada - 35 tỷ phú
Canada là quốc gia lớn thứ hai thế giới về tổng diện tích. Với GDP gần 1,8 nghìn tỷ USD, Canada nghiễm nhiên trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa cao, đất nước này còn là một trong mười quốc gia thương mại lớn nhất thế giới và sự chênh lệch giàu nghèo khá thấp.
Nền kinh tế của Canada chủ yếu xoay quanh ngành công nghiệp dịch vụ, ngoài ra còn liên quan đến gỗ và sản xuất dầu, cũng như dược phẩm. Người dân Canada còn là những người đẹp nhất trên thế giới, vì vậy 35 tỷ phú sinh sống tại đây có lẽ cũng là những tỷ phú xinh đẹp nhất.
Thổ Nhĩ Kỳ - 34 tỷ phú
Thổ Nhĩ Kỳ có GDP hơn 750 tỷ USD và là nền kinh tế lớn thứ 18 trên thế giới. Quốc gia này dựa chủ yếu vào nhập khẩu và xuất khẩu. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất ô tô cũng rất phát triển, cùng với hai thương hiệu điện tử tiêu dùng lớn cung cấp cho châu Âu hầu hết các thiết bị và đồ gia dụng.
Ngoài ra, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng xoay quanh các lĩnh vực khác như khai thác, chế biến dầu mỏ, sắt và sản xuất thép, ngân hàng, sản xuất quần áo, nông nghiệp, sản xuất sản phẩm hóa dầu, và du lịch. Với thành phần kinh tế đa dạng, không gì đáng ngạc nhiên khi Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương của 34 tỷ phú trên thế giới.
Singapore - 32 tỷ phú
Quốc đảo Singapore - còn được biết đến là “con rồng châu Á” - sở hữu một nền kinh tế thị trường phát triển cao thông qua các bến cảng, nơi họ nhập, lưu trữ, buôn bán và xuất khẩu vật liệu và hàng hóa với số lượng lớn. Nền kinh tế Singapore rất sáng tạo, cạnh tranh và kinh doanh năng động, thân thiện nhất trên thế giới.
Bên cạnh đó, Singapore cũng là một trong những nền kinh tế tự do và ít tham nhũng nhất. GDP hàng năm của quốc đảo lên tới hơn 300 tỷ đô la, và đó là lý do khiến Sing trở thành thị trường cờ bạc casino lớn thứ hai và trung tâm ngoại hối lớn thứ ba thế giới. Quốc đảo sư tử còn là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu thế giới về giàn khoan dầu và sửa chữa tàu biển.
Hàn Quốc - 31 tỷ phú
Ngoài làn sóng K-pop mạnh mẽ đổ bộ ra thế giới, đặc biệt là châu Á, Hàn Quốc được biết đến là “ngôi nhà chung” của Hyundai, LG, Samsung và Kia Motors. Hàn Quốc có GDP đạt hơn 1 nghìn tỷ đô la, cùng nền sản xuất điện tử và xe hơi phát triển. Số lượng tỷ phú tại đất nước này là 31 người.