Những người vừa bận rộn vừa tự kỷ luật, rốt cuộc đã kiếm được bao nhiêu tiền? Câu trả lời khiến bạn choáng váng!
Trong cuộc sống, sự thiếu kỷ luật có đôi khi không đến từ việc người khác có sức chịu đựng hơn bạn, mà là ở chính bản thân bạn chưa đủ tàn nhẫn với mình.
- 26-10-20203 câu hỏi tuyển dụng người mới của Jeff Bezos: Rất đơn giản nhưng không dễ trả lời đúng, đáp án ra sao sẽ trúng tuyển?
- 26-10-2020Chăm chỉ tập thể dục có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư không? Đây là câu trả lời rất nhiều người đang tìm kiếm
- 26-10-2020Loại rau có rất nhiều vào mùa đông được mệnh danh là "kho thuốc bổ": Vừa giàu dinh dưỡng vừa giúp đánh bại 2 "kẻ thù" nguy hiểm nhất của sức khỏe
Đừng đánh giá thấp một người vừa bận rộn vừa tự kỷ luật
Gần đây, nhiều lá thư được gửi về với nội dung nói về một căn bệnh "ung thư" rất phổ biến trong thời nay, căn bệnh mang tên "lười biếng".
Rõ ràng đã viết trong kế hoạch phải làm hết 5 việc, nhưng khi kiểm tra lại phát hiện thực tế chỉ mới làm được 1 việc duy nhất.
Hành vi này còn có tên gọi khác là "sự trì hoãn". Và xung quanh chúng ta cũng có không ít người mắc "chứng bệnh" này.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người hoàn toàn trái ngược. Và nhiều người thường hay thắc mắc rằng, tại sao dù bận rộn với công việc như vậy, nhưng họ vẫn có thời gian để tập thể dục, hoàn thành tốt mọi mục tiêu trong kế hoạch...
Ví dụ như bạn tôi, Alen, năm nay vừa được thăng chức lên trưởng phòng kinh doanh, công việc ngày càng bận rộn. Một tuần, cô ấy phải bay đến mấy thành phố để kiểm tra và bàn chuyện hợp tác. Bạn cũ đều nói cô ấy giờ đã ở "tầng cao", đến cả hẹn đi ăn cơm cũng khó.
Nhưng những lúc không làm việc, cô ấy vẫn có thời gian để tập thể dục, trang điểm, đọc sách. Đáng nể nhất là cô ấy còn phụ trách chuyên mục của một trang web, và đã xuất bản một số cuốn sách.
Tôi từng hỏi cô ấy: "Cậu làm thế nào mà có thể vừa bận rộn, vừa sống tự kỷ luật, nhưng vẫn xinh đẹp như thế?"
Cô ấy đã cười đáp một câu rằng:
"Cậu chỉ cần cố gắng tiết kiệm chút thời gian để bản thân có thể làm những chuyện mình thích, những sở thích như đọc sách, tập thể dục... không phải là chuyện gì khó. Cái gọi là không đủ thời gian chỉ là đang mượn cớ."
Mỗi sáng lúc lái xe đi làm, cô ấy sẽ mở sách nói để nghe. Lúc đến văn phòng, cô ấy dành ra 10 phút để ghi lại những trọng tâm kiến thức vừa nghe được.
Nếu đi công tác, cô ấy sẽ bỏ vào va li một quyển sách, vài cái mặt nạ dưỡng da, tận hưởng niềm vui trong khổ cực.
Nếu không có thời gian tập thể dục, cô ấy sẽ dành ra 10 phút trước khi đi ngủ tập yoga hoặc giãn cơ.
Cô ấy tận dụng mọi khoảng thời gian rời rạc khác nhau trong ngày và sắp xếp chúng cho những việc phù hợp để không phải hối tiếc.
Khi tâm trạng không tốt, cô ấy sẽ không ở nhà ăn đồ ăn vặt, hay đi uống rượu một mình, mà là chạy ra ngoài tập thể dục để mồ hôi ướt đẫm...
Tính tự giác kỷ luật cao như thế khiến bao nhiêu người phải ngưỡng mộ và ghen tỵ.
Nhiều người nói sống thế này mệt quá. Trên thực tế, đối với những người sống kỷ luật, họ không hề cảm thấy mệt, đó là cách mà họ tận hưởng cuộc sống.
Mà trên thực tế, chỉ những ai có mức độ tự kỷ luật cao mới dễ dàng có được một cuộc sống rộng mở.
Bạn đã làm gì với cuộc đời, nó sẽ phản hồi lại cho bạn từng chút một...
Người càng tự kỷ luật, càng tự tin, tự do
Có người từng đặt ra câu hỏi rằng: "Kỷ luật cao độ là trải nghiệm thế nào?"
Một đọc giả đã bình luận về kinh nghiệm của mẹ cô ấy.
Mẹ cô xuất thân nông thôn, bốn năm đại học không dám mua một bộ áo mới, chỉ lo mua sách tiếng Anh.
Sau này ra trường, có một công việc bình thường, kết hôn, sinh con, vẫn không quên cố gắng nỗ lực hoàn thành ước mơ học tập của mình.
Người xung quanh thường chê cười, nhưng đợi mẹ cô ấy vào được cao học, nhiều cơ hội việc làm đã mở ra sau đó.
Người mẹ chọn làm giáo viên đại học, vừa chăm con, vừa chăm chỉ học lên tiến sĩ.
Là một người vợ, người mẹ, chuyện nhà đã nhiều, làm sao để có thể học đến nơi đến chốn?
Người sáng lập ra Apple, Steve Jobs từng nói:
"Tự do đến từ đâu? Nó đến từ sự tự tin, mà sự tự tin lại đến từ sự kỷ luật."
Nhờ sống kỷ luật mỗi ngày, người mẹ trở nên tự tin và nổi bật hơn.
Trong cuộc sống, sự thiếu kỷ luật có đôi khi không đến từ việc người khác có sức chịu đựng hơn bạn, mà là ở chính bản thân bạn chưa đủ tàn nhẫn với mình.
Học thuộc vài trang từ vựng đã mệt, cảm thấy số phận bất công với mình, muốn có dáng đẹp nhưng lười luyện tập,... Tất cả những lời phàn nàn này chỉ khiến bạn trở thành một phiên bản tồi tệ hơn.
Tự kỷ luật sáng suốt, mới không bận rộn mù quáng
Nhìn thoáng qua, khoảng cách giữa không kỷ luật với tự kỷ luật rất nhỏ, nhưng chỉ cần thời gian được tích lũy, khoảng cách đó sẽ ngày càng lớn, ảnh hưởng đến cả cuộc đời một con người.
Kỷ luật chia làm 3 tầng: Kỷ luật thể chất, kỷ luật nhận thức, và khiến kỷ luật trở thành thói quen.
Khi mới bắt đầu, nhiều người sẽ bối rối không biết bản thân nên làm gì, vậy bạn hãy bắt đầu từ việc rèn luyện thể chất.
Ví dụ: Bắt đầu bằng những chuyện bình thường hằng ngày như ngủ sớm dậy sớm, tập thể dục...
Chỉ khi bạn kiểm soát được cơ thể mình, mới có thể kiểm soát được cuộc sống của mình. Đây là lý do tại sao chúng ta nên nghĩ đến sống kỷ luật.
Trong cuốn sách "Những thói quen nhỏ" có nói:
"Hãy đặt mục tiêu nhỏ, và bạn sẽ trở thành người thi hành chân chính."
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thức dậy sớm hơn 10 phút vào buổi sáng và tập thể dục trong 10 phút. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn, hãy bắt đầu bằng cách chống đẩy 1 lần và dậy sớm hơn 1 phút. Từng bước một, bạn sẽ dần yêu thích cảm giác tiến bộ từng ngày.
Khổ luyện bản thân trong thời gian ngắn, trải qua 21 ngày, bạn sẽ dần hình thành thói quen trong nhận thức. Khi thành công một chút, cảm giác thích kỷ luật dần hình thành trong tâm lý, cho đến khi nó trở thành thói quen hàng ngày của bạn.
Người trưởng thành thường có quỹ thời gian hạn chế. Bạn không có nhiều thời gian để tùy ý, vì vậy hãy sử dụng tất cả các loại thời gian rời rạc để làm phong phú cuộc sống của mình.
Hãy sống hết mình và luôn tự giác kỷ luật một cách thông minh. Đó là biểu hiện đầu tiên của cuộc sống tự do.
Trí Thức Trẻ