Những thách thức nào đang đón chờ Trung Quốc thời đại 4.0?
Nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc đang chiếm 42% thương mại điện tử toàn cầu, là quê nhà của 1/3 số công ty startups công nghệ thành công nhất thế giới, và sở hữu số lượng thanh toán di động hàng năm cao gấp hơn 11 lần so với Mỹ. Tuy nhiên, có nhiều thách thức lớn vẫn đang chờ đợi quốc gia châu Á này.
- 17-03-2018Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ 2
- 14-03-2018Nỗi sợ về Huawei đã khiến thương vụ M&A lớn nhất làng công nghệ đổ bể như thế nào?
- 18-09-2017Ăn xin hay mừng đám cưới đều bằng ... mã QR, cơn sốt QR code đang bùng lên ở Trung Quốc như thế này!
Những lợi thế
Trung Quốc vẫn đang trên đà phát triển nhờ vào số lượng lớn những người sáng tạo, thái độ thân thiện với công nghệ tới từ các nhà quản lý và chính phủ cũng như thị trường tiêu dùng khổng lồ. 731 triệu người sử dụng Internet của Trung Quốc cao hơn cả tổng số người ở EU và Mỹ cộng lại.
Những yếu tố này đã ủng hộ các dự báo tăng trưởng nhanh chóng trên thị trường công nghệ tài chính (FinTech) của Trung Quốc. Từ 2016 – 2020, Goldman Sachs ước tính giá trị thanh toán với sự tham gia của bên thứ ba sẽ tăng từ 1,9 nghìn tỷ USD lên 4,6 nghìn tỷ USD, và quản lý tài sản trực tuyến tăng từ 8,3 nghìn tỷ USD lên tới 11,9 nghìn tỷ USD.
Một thập kỷ trước, ít người trông đợi vào bước đột phát kỹ thuật số đáng kinh ngạc của Trung Quốc. Thực tế, cả hai nhà tiên phong Internet của quốc gia này, Jack Ma của Alibaba và Pony Ma của Tencent, đã trải qua những thất bại trước khi đạt được tới thành công như ngày nay. Nhưng nhờ sự sẵn lòng thử nghiệm của chính phủ Trung Quốc, cho phép tiếp cận với vốn và công nghệ nước ngoài, những nhà tiên phong này đã có thể theo đuổi giấc mơ IPO ở nơi khác – Tencent ở Hồng Kông và Alibaba ở New York.
Thành công của những công ty như Alibaba và Tencent là minh chứng rõ ràng cho sự tài tình của khu vực tư nhân. Nhưng họ cũng được tạo điều kiệu bởi nhà nước thông qua các chính sách mềm dẻo không ép buộc cho phép không chỉ mở rộng các thị trường tư nhân ở Trung Quốc mà còn cả sự hội nhập của các thị trường này vào nền kinh tế thế giới.
Thêm vào đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào AI. Trong báo cáo Artificial Intelligence: Implications for China, McKinsey ước tính rằng công nghệ AI ở Trung Quốc có thể giúp tăng 0,8 đến 1,4 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc. Vào đầu tháng 1, Google AI China đã được lần đầu ra mắt tại Bắc Kinh bởi nhà khoa học hàng đầu về điện toán đám mây sinh ra tại Trung Quốc, Fei-Fei Li.
Những thách thức và các giải pháp
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn phải vượt qua nhiều thách thức để trở thành quốc gia dẫn đầu về kinh tế kỹ thuật số.
Một nghiên cứu mới gần đây của McKinsey chỉ ra rằng Mỹ vẫn đang có chỉ số số hóa cao gấp 4,9 lần so với Trung Quốc. Và ở quốc gia châu Á này, mức số hóa của các ngành kinh tế cũng thể hiện sự chênh lệch lớn.
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng khi cố gắng thu hẹp những khoảng cách này. Theo McKinsey, đến năm 2030, quá trình số hóa sẽ làm thay đổi và tạo ra giá trị tương đương với 10 – 45% tổng doanh thu trong 4 lĩnh vực chính (tiêu dùng và bán lẻ, tự động và lưu động, chăm sóc sức khỏe, và vận chuyển hàng hóa và logistics). Do đó, quá trình số hóa có thể tác động lớn lên chuỗi giá trị và đóng góp vào sự bấp bênh về việc làm, tiêu dùng và bối cảnh chính trị - xã hội.
Để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số vẫn còn chứa nhiều rủi ro của mình, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cần phải tìm ra được các giải pháp thông minh.
Những đổi mới dựa trên thị trường không thể dự đoán trước được, và những mong đợi về chúng thường bị phóng đại hóa. Trong trường hợp nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc, các quy định và quá trình thực thi không hoàn hảo và tụt hậu đã làm trầm trọng thêm các tác động của sự mất cân bằng trong môi trường kinh doanh, từ đó cho phép sự xuất hiện của những điểm yếu nghiêm trọng, từ rủi to tài chính và nợ nần tới ô nhiễm và bất bình đẳng.
Với hệ thống hiện tại của Trung Quốc, các vấn đề này có được giải quyết hay không phụ thuộc vào chính phủ.
Trong 5 năm trở lại đây, chính phủ quốc gia này đã cố gắng làm điều đó, thường sử dụng các công cụ quản lý cũ, không hoàn hảo và sẵn có. Chỉ trong năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã kiên định thắt chặt các quy định quản lý Bitcoin, nền tảng tài chính B2C, ngân hàng ngầm, các dòng vốn xuyên biên giới, nợ và các thị trường chứng khoán.
Nhưng những thay đổi như vậy không giải quyết được các điểm yếu tiềm ẩn cho phép rủi ro tăng nhanh. Do đó, Trung Quốc phải xây dựng các thể chế hiệu quả hơn để đối phó với các thất bại kinh doanh, chịu thua lỗ, và quản lý rủi ro và sự không chắc chắn. Cụ thể, Trung Quốc cần phải cải thiện các thủ tục phá sản, các thị trường vốn đa tầng, một hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, nhà cửa công cộng đáng tin cậy, và một chế độ thuế tiến bộ nhằm giảm sự bất bình đẳng. Đồng thời, để chống lại lạm dụng thị trường, Trung Quốc nên đưa ra luật cạnh tranh và các quy định về môi trường mạnh mẽ hơn, cũng như các cơ chế chống tham nhũng.
Bản chất của nền kinh tế kỹ thuật số là ủng hộ thị trường, năng suất và toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý hiệu quả, nó có thể gây ra sự mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng thúc đẩy sự bất ổn chính trị và xã hội. Điều này càng đúng trong thời điểm diễn ra những gián đoạn quy mô lớn do tiến bộ công nghệ nhanh chóng, những thay đổi về nhân khẩu học và biến đổi khí hậu.
Cách duy nhất để khai thác tiềm năng của nền kinh tế số đồng thời tránh cá rủi ro là xây dựng các thể chế xã hội công bằng và toàn diện nhằm bảo vệ quyền sở hữu và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.