MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nikkei Asian Review: Coronavirus sẽ tạo ra "cú đánh kép", tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

"Cú đánh kép" này đang đánh vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Trung Quốc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,8% các công ty đã đăng ký tại Trung Quốc và sử dụng 79,4% công nhân, theo số liệu thống kê chính thức mới nhất. Họ đóng góp hơn 60% GDP và hơn 50% doanh thu thuế.

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, Daniel Lau khởi động lại nhà máy của mình ở Đông Quan, Trung Quốc, nhưng chưa tới 1/3 số công nhân ở các tỉnh khác quay lại làm việc.

"Họ không thể quay trở lại", doanh nhân này nói. Hầu hết các công nhân của ông đến từ miền trung tây Trung Quốc, trong đó có 11 người từ Hồ Bắc - tâm chấn của dịch coronavirus. Nhiều người nói rằng họ đã bị cấm rời khỏi địa phương khi chính quyền phong tỏa để ngăn dịch lây lan.

Hoạt động kinh doanh của Lau đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi mức thuế 25% mà Mỹ áp đặt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Bây giờ ông lo ngại: những hạn chế về năng lực sản xuất của Trung Quốc sẽ càng khiến khách hàng Mỹ có lý do để hủy đơn hàng và chuyển sang các nhà cung cấp Đông Nam Á.

"Virus đang làm cho tình hình vốn đã xấu trở nên tồi tệ hơn", ông nói.

"Cú đánh kép" này đang đánh vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Trung Quốc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99,8% các công ty đã đăng ký tại Trung Quốc và sử dụng 79,4% công nhân, theo số liệu thống kê chính thức mới nhất. Họ đóng góp hơn 60% GDP và hơn 50% doanh thu thuế.

Các công ty như của ông Lau ít ra còn có thể nối lại hoạt động sản xuất. Nhiều nhà máy và các doanh nghiệp khác thậm chí vẫn còn bị đình trệ hoàn toàn do virus. 

Nikkei Asian Review: Coronavirus sẽ tạo ra cú đánh kép, tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 1.

Theo một báo cáo của Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, 85% trong số 1.506 doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát vào đầu tháng 2 dự kiến ​​sẽ cầm cự được trong vòng 3 tháng. Một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết dịch bệnh có khả năng giảm doanh thu cả năm của họ hơn 50%.

"Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc dựa vào doanh thu hoạt động. Họ có ít nguồn tài trợ hơn so với các công ty lớn và doanh nghiệp nhà nước", Zhu Wuxiang, giáo sư tại Trường Kinh tế và Quản lý của Đại học Tsinghua, đồng thời là tác giả chính của báo cáo cho biết.

Doanh nghiệp cần phải trả tiền thuê bất động sản, lương công nhân, nợ nhà cung cấp và ngân hàng - bất kể họ có thể lấy lại năng lực sản xuất đầy đủ bất cứ lúc nào sớm.

"Càng kéo dài dịch bệnh, áp lực tài chính sẽ càng lớn", Zhu nói thêm rằng các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản lớn hơn vì nhiều công ty đã nợ nần rất nhiều. "Tự xoay sở cũng không ăn thua. Chính phủ sẽ cần phải ra tay".

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Nomura, Lu Ting, đề nghị chính quyền địa phương trên cả nước phải đối mặt với một câu hỏi nan giải: nên tập trung vào việc ngăn chặn virus hay khuyến khích mở cửa nhà máy. "Chừng nào mạng lưới hậu cần quốc gia vẫn còn xáo trộn", Lu nói, "có thể khởi động lại nhà máy một cách vội vã không giải quyết được vấn đề, trong khi chi phí để phục hồi sau dịch có thể khá cao". Ông hy vọng hoạt động kinh tế sẽ suôn sẻ trở lại sau vài tháng nữa.

Zhou Dewen, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Ôn Châu cho rằng cuộc khủng hoảng này còn tồi tệ hơn SARS.

Trên thực tế, ông nói, đây là cuộc khủng hoảng "nghiêm trọng nhất" trong vòng 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt tay vào cải cách kinh tế. 

Nikkei Asian Review: Coronavirus sẽ tạo ra cú đánh kép, tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 2.

Ôn Châu, trên bờ biển tỉnh Chiết Giang, là thành phố đầu tiên ngoài Hồ Bắc bị phong tỏa hoàn toàn. Kể từ tuần trước, Zhou cho biết, chỉ các nhà máy sản xuất vật tư y tế là được phép tiếp tục công việc.

"Điều doanh nhân cần là phải tự tin", Zhou nói. "Nhưng trước tiên họ cần sống sót cái đã". Ông hy vọng chính phủ sẽ cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và giảm thuế để kéo dài thời gian cho các doanh nghiệp nhỏ. Một số chính quyền địa phương đã đáp ứng bằng cách miễn các hóa đơn điện và hoãn thuế, an sinh xã hội và các khoản vay.

Nikkei Asian Review: Coronavirus sẽ tạo ra cú đánh kép, tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 3.

Một khu đô thị gần như bỏ hoang ở Vũ Hán, tâm điểm của sự bùng phát: Theo một ước tính, cuộc khủng hoảng có thể khiến Trung Quốc mất khoảng 4,5 triệu việc làm vào năm 2020. © Getty Images

Các nhà phân tích cũng quan tâm sâu sắc đến thiệt hại mà virus có thể sắp gây ra đối với thị trường việc làm trên toàn quốc. Một làn sóng thất bại trong kinh doanh đe dọa những người lao động tay nghề thấp và nghèo hơn bất kỳ ai.

Wang Dan, một nhà phân tích thuộc The Economist Intelligence Unit, ước tính vụ dịch có thể khiến Trung Quốc mất khoảng 4,5 triệu việc làm vào năm 2020, trong đó 75% sẽ rơi vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp tăng khoảng 1 điểm %.

Nikkei Asian Review: Coronavirus sẽ tạo ra cú đánh kép, tác động mạnh nhất đến doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 4.

"Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh bằng giá sẽ bị hất cẳng", Wang dự đoán, nói về các nhà hàng, nhà bán lẻ và các cơ sở giải trí. Thị trường bất động sản địa phương và doanh thu thuế của chính quyền địa phương cũng có thể bị ảnh hưởng.

Đây chắc chắn là một thời gian khó khăn để tìm kiếm một công việc mới.

Wang Qiang, một công nhân nhập cư 23 tuổi, đã không thể tìm được việc làm ở Thâm Quyến sau 3 tuần. Anh phải đối mặt với một trở ngại lớn khác: giấy tờ tùy thân của anh ghi rõ, anh là người bản địa Hồ Bắc. "Các công ty môi giới việc làm nói với tôi rằng, các nhà máy không muốn tuyển người từ Hồ Bắc", ông nói. 

Hoàng An

Nikkei Asian Review

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên