Nikkei: Mất vị thế đứng đầu vào tay Shopee, Lazada bất ngờ kêu gọi các bên cùng hợp tác để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Nền tảng thương mại điện tử Lazada mới đây đưa ra lời kêu gọi hợp tác được xem là bất thường trong một ngành nổi tiếng với sự cạnh tranh, "đốt tiền" và tìm mọi cách để độc chiếm cả người mua và người bán.
- 02-04-2022Đại gia bán lẻ mỹ phẩm Sephora chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam
- 02-04-2022Ngăn chặn tình trạng bất động sản "hai giá" trốn thuế chuyển nhượng, Cục Thuế Hà Nội có thư ngỏ gửi người sở hữu nhà đất trên địa bàn
- 02-04-2022Samsung muốn đầu tư vào Đà Nẵng trong thời gian tới
Chia sẻ với Nikkei Asia, Lazada cho biết họ đang cố gắng giành lại vị trí hàng đầu trong thị trường thương mại điện từ Đông Nam Á. Đại diện Lazada chia sẻ họ sẽ đầu tư mạnh vào các mảng logistics, thanh toán và mua sắm di động.
Tại thị trường quê nhà Trung Quốc, Lazada cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi công ty mẹ Alibaba đang đối mặt nhiều án phạt liên quan đến độc quyền. Chính phủ Trung Quốc cấm các công ty internet chặn kết nối đến các nền tảng khác.
Ở Việt Nam, Lazada từng có thời kỳ được xem như người đứng đầu, thống trị thị trường và gần như không thể đánh bại. Mặc dù vậy, mọi thứ thay đây khi Shopee, thuộc sở hữu của Sea Group, đã vượt lên dẫn trước tại các thị trường từ Việt Nam, Thái Lan đến Philippines xét theo khía cạnh lưu lượng truy cập.
Một đại diện của Lazada chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng hợp tác cùng nhau làm việc sẽ là hướng đi đúng đắn trong tương lai. Trong khi chúng ta cạnh tranh để cung cấp cho người tiêu dùng các lựa chọn và giải pháp tốt nhất, các công ty trong ngành nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra một mạng lưới mở trong nền kinh tế số như hiện này."
Hiện chưa rõ làm thế nào để các công ty đang cạnh tranh nhau có thể hợp tác mở ra một mạng lưới mở.
Thực tế cho thấy, những lời kêu gọi phá bỏ khoảng cách giữa các nền tảng công nghệ đang thu hút được sự chú ý trên toàn thế giới. Ví dụ, Liên minh châu Âu gần đây đã đồng ý về các quy tắc nhằm buộc các ông lớn trong ngành công nghệ như Google và Apple mở cửa hệ sinh thái của mình cho các công ty khác.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán là một cách mà các nền tảng sử dụng để loại bỏ cạnh tranh. Ông Chris Beselin, cựu CEO của Lazada Việt Nam, từng chia sẻ với Nikkei rằng các công ty thương mại điện tử luôn muốn độc chiếm người dùng thông qua các phương thức thanh toán ví điện tử độc quyền.
Giảng viên tài chính Đại học RMIT Việt Nam, ông Kok Seng Kiong cho biết các sàn thương mại điện tử thường áp dụng chiến lược khiến người dùng khó rời đi hơn là tìm cách trở nên hấp dẫn để người dùng ở lại.
Hiện tại, chiến lược cạnh tranh bằng các sự kiện siêu ưu đãi hàng tháng của các sàn thương mại điện tử đặt ra câu hỏi rằng liệu khách hàng có quay trở lại nữa không nếu như khuyến mại không còn nữa. "Mục tiêu của các công ty TMĐT thường là tồn tại lâu hơn đối thủ thay vì đạt được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ", ông Kok nói.
Trong số người dân Đông Nam Á, 73% hiện coi thương mại điện tử là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, tăng từ 60% vào năm 2020, theo một cuộc khảo sát do Milieu Insight thực hiện và được Lazada công bố vào tuần trước. Việt Nam có tỷ lệ cao nhất với 81%.
"Vị trí mà Lazada có được tại Việt Nam lẽ ra không thể bị một công ty mới gia nhập như Shopee vượt qua", ông Beselin, cựu CEO Lazada Việt Nam, chia sẻ. "Dù vậy, họ đã làm được điều này, nhưng Lazada vẫn có thể lật ngược thế cờ".
Ở Việt Nam, Shopee có thành công lớn bằng chiến lược tập trung vào các nhà bán hàng bên thứ ba và liên tục đưa ra các chính sách giao hàng miễn phí. Tuy nhiên, các đối thủ như Lazada, Tiki hay Sendo đều đang áp dụng các chiến lược kinh doanh tương tự.
Nguồn: Nikkei Asian Review