Ninh Thuận có tổ hợp năng lượng tái tạo 10.000 tỷ
Ngày 16/04/2021, tại xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Trungnam Group đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam.
- 16-04-2021Dự án PPP giao thông: Vướng mắc tài chính, chia sẻ doanh thu
- 16-04-2021Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về giải ngân vốn đầu tư công
- 16-04-2021Triển khai dự án nhà máy điện 1,5 tỷ USD ở Cà Mau
Đến thời điểm hiện tại, đây được xem nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời 204 MW hình thành tổ hợp NLTT Điện mặt trời và Điện gió lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á. Dự án nằm tại tỉnh Ninh Thuận.
Tổ hợp NLTT Trung Nam gồm trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời Trung Nam có tổng vốn đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng, được đấu nối trực tiếp với hệ thống lưới điện quốc gia thông qua Trạm Biến áp 220 kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng Điện gió – Điện mặt trời Trung Nam đạt 950 triệu kWh – 1 tỷ kWh điện mỗi năm.
Dự án được thực hiện với mục tiêu quán triệt Nghị quyết 55 của Bộ Chính Trị đó là đẩy mạnh phát triển NLTT, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển nguồn và xây dựng hạ tầng truyền tải.
Các tuabin của dự án được cung cấp bởi Công ty Enercon (Cộng hòa liên bang Đức) có công nghệ không hộp số với ưu điểm có thể hoạt động với tốc độ gió thấp từ 2 -2,5m/s, khả năng đón gió có vận tốc trung bình 7,1 m/s, cao hơn so với giai đoạn 1 là 6,5 m/s.
Thời gian qua, Trungnam Group đã đưa vào vận hành 02 dự án điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận và tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với tổng công suất trên 360MW, cùng với dự án điện gió tại huyện Thuận Bắc có tổng công suất trên 151,95MW.
Thêm vào đó, năm 2020, Trungnam Group trở thành nhà đầu tư tư nhân đầu tiên của Việt Nam xây dựng và đưa Trạm biến áp và đường dây 220/500KV kết hợp nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW đi vào hoạt động thành công.
Đây là loại tuabin trên đất liền có công suất lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với việc lựa chọn thiết bị tiên tiến này, các chỉ tiêu về diện tích chiếm đất giảm xuống chỉ còn 0,14 ha/MW (so với suất sử dụng đất quy định không quá 0,35 ha/MW) góp phần đáng kể trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia.