Nở rộ chợ chung cư online, treo hàng ở cửa tránh tiếp xúc
Tại toà nhà Giang Biên, Long Biên (Hà Nội), cư dân mua bán trên zalo chung của toà nhà rồi hàng hoá được ship tận cửa không tiếp xúc. Ảnh: N.M
19 diễn biến phức tạp, nhiều bà nội trợ không dám đi chợ, siêu thị, thậm chí là đặt hàng trên mạng. Tại các chung cư, các cư dân tự lập nhóm mua bán “cây nhà lá vườn” rồi treo cửa phòng không tiếp xúc.
- 29-07-2021Chợ chung cư online đủ tôm cá, rau củ ngày giãn cách, ship trong nháy mắt, tiền chuyển khoản
- 29-07-2021Đi chợ online nhận ngay 120.000 đồng mỗi ngày với VIB Online Plus 2in1
- 26-06-2021Nhiều điểm bị phong tỏa, chợ online ở TPHCM 'hốt bạc' mùa dịch
- 26-06-2021Nhiều điểm bị phong tỏa, chợ online ở TPHCM 'hốt bạc' mùa dịch
Trước tình hình dịch vô cùng phức tạp, đặc biệt nhiều ca mắc ngoài cộng đồng được phát hiện tại các chợ dân sinh, chợ đầu mối, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, không ít bà nội trợ tại Thủ đô không dám đến những nơi đông người như chợ, siêu thị. Một số nhân viên giao hàng là F0 nên người dân càng ngại đặt đồ ăn trên mạng.
Tại toà nhà Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội), chị Bích Phương cho biết, gia đình có người già và trẻ nhỏ nên trong suốt thời gian giãn cách, chị Phương không đi chợ truyền thống mà lựa chọn mua đồ ăn trong chính khu chung cư của mình. “Trong nhóm chợ chung cư có đủ các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt, rau, trứng… Đồ vừa đảm bảo tươi lại sạch bởi đa số cư dân mang lên từ quê. Chỉ cần để lại số căn hộ, cùng tòa nhà dưới phần bình luận, người bán hàng sẽ chủ động đưa hàng đến tận cửa phòng. Còn tiền hàng thì chuyển khoản”, chị Phương nói.
Còn chị Thanh Lương (toà nhà Giang Biên, Long Biên) chia sẻ: "Mua hàng cách này, tôi thấy an toàn hơn, chưa kể giá cả cũng đảm bảo không tăng. Đó là chưa kể, có những gia đình đặt hàng ở quê và kêu gọi mua chung hoặc những người kêu gọi mua hỗ trợ giải cứu với giá rẻ”.
Nhiều bà nội trợ tranh thủ ở nhà muối dưa bán cho chính cư dân toà nhà mình.
Chị Nguyễn Thu Hương (chung cư EcoGreen, Nguyễn Xiển, Thanh Trì) cho hay, mặc dù dưới tầng hầm của khu chung cư có siêu thị lớn nhưng chị vẫn lựa chọn mua hàng hoá trên nhóm cộng đồng. Theo chị Hương, những người bán hàng trong nhóm này đều bán hàng tin cậy, uy tín. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp đỡ nhau tiêu thụ hàng hóa trong đại dịch. “Nhiều gia đình nghỉ dịch ở nhà nên tự làm những món ăn sẵn như nem rán, xôi, cá kho, dưa muối… rồi ship đến tận cửa phòng cho mọi người”, chị Hương nói. |
Rau, củ do các thành viên trong toà nhà đăng trên nhóm cư dân đều từ "cây nhà lá vườn" nên đảm bảo tươi ngon, giá rẻ. |
Nở rộ chợ chung cư online |
Theo tìm hiểu của PV, nhiều khu đô thị hay chung cư trên địa bàn TP.Hà Nội đều có group cư dân trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber... với số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn người, kéo theo đó nhu cầu chợ online cũng phát triển nhanh chóng. Đơn cử có một group riêng với gần 5 nghìn thành viên bán đủ thứ hàng tươi sống, hoa quả, thực phẩm, chế biến sẵn.
Thậm chí nhiều khu đô thị lớn còn có tới 2-3 chợ online, trong đó, nhiều chợ có ban quản lý điều hành và kiểm duyệt các thành viên.
Chợ chung cư online hiện đã mở rộng sang thị trường cung- cầu mua bán rất nhộn nhịp. Ưu điểm nổi bật của việc mua loại hàng này là miễn ship trong khu; hàng ngon tươi vận chuyển nhanh. Việc giao nhận cũng cơ bản không cần người mua kẻ bán gặp nhau mà chỉ để hàng ghi tên số phòng ngay dưới sảnh sau đó người mua xuống lấy, chuyển khoản tiền. Điều này, vừa đáp ứng nhu cầu rất lớn của cư dân vừa để gia tăng thu nhập. Thậm chí như một số người bán kể lại, hiện họ đã chuyển hẳn sang hình thức kinh doanh này biến thành nguồn thu nhập chính cho gia đình.
Chợ chung cư online cũng là một hình ứng thích nghi với thời đại dịch, đặc biệt trong những ngày này khi thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tiền Phong