Nỗi lo sợ mới của Phố Wall: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt đến ngưỡng giới hạn!
Theo Bloomberg, các chiến lược gia đầu tư đang bắt đầu cân nhắc về kịch bản cho đợt sụt giá mới trên Phố Wall, nguyên nhân là do đà tăng trưởng của nền kinh tế có thể đã đạt đến mức giới hạn.
- 20-07-2021Mỹ: Xe 'siđa' được săn lùng khắp nơi, giá ô tô cũ còn cao hơn các phiên bản mới đến 5.000 USD
- 19-07-2021Sốt bất động sản kiểu mới ở Trung Quốc: Người già sẵn sàng chi hơn 200.000 USD để thuê căn hộ trong khu dưỡng lão
Khi biến thể Delta đang lan rộng và các ngân hàng trung ương đang phát đi những tín hiệu về việc thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, nhiều chuyên gia lo ngại rằng thị trường tài chính có thể đã quá lạc quan.
Sự thay đổi của tâm lý thị trường đã được thể hiện rõ ràng đối với diễn biến của các loại tài sản ở phiên giao dịch ngày 19/7. S&P 500 giảm mạnh nhất kể từ tháng 5 và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2. Cùng xu hướng, chứng khoán châu Á cũng chứng kiến diễn biến tiêu cực.
Song, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc hồi phục đang báo hiệu một phiên giao dịch ổn định hơn sau ngày hôm qua.
Nhà đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu vốn hóa nhỏ để tìm kiếm sự phòng vệ trước đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ.
Jim McDonald – giám đốc chiến lược đầu tư của Northern Trust Bank, cho biết: "Sự sụt giảm gần đây là một diễn biến ngắn hạn. Nếu bạn cân nhắc về biến thể Delta và Covid-19, thì đây là một mối lo ngại ngắn hạn. Còn nếu bạn nhìn vào triển vọng cuối năm nay, thì hầu hết các nền kinh tế phương Tây sẽ có tỷ lệ miễn dịch từ 75-80%."
Trước đó, nhà đầu tư đã rất lạc quan trước viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ được nới lỏng và việc triển khai vắc-xin. Tuy nhiên, áp lực giá và tỷ lệ ca nhiễm đang tăng cao có thể sẽ khiến đà tăng trưởng không đạt mức khả quan như dự báo. Hơn nữa, chứng khoán toàn cầu đang giao dịch quanh mức cao nhất mọi thời đại, thì dự đoán tiêu cực này khó có thể sai.
Đối với một số nhà đầu tư, diễn biến trong phiên giao dịch ngày hôm qua thể hiện cho sự sụt giảm của các lĩnh vực vốn đã tăng quá nóng, ví dụ như cổ phiếu chu kỳ. Trong khi đó, những người khác chỉ ra rằng sự biến động cũng thường đi kèm với mùa báo cáo lợi nhuận và khối lượng giao dịch trong mùa hè thường kém sôi nổi.
Antonio Cavarero – trưởng bộ phận đầu tư tại Generali Insurance Asset Management, nhận định: "Trong khi các điều kiện vĩ mô vẫn đóng vai trò hỗ trợ cho thị trường chứng khoán, thì xu hướng và việc định vị các khoản đầu tư diễn ra theo mùa đã khiến giá cổ phiếu điều chỉnh và bất ổn tăng lên."
Lợi nhuận cổ tức (%) và diễn biến của S&P 500 (điểm).
Các chiến lược gia khác đang khuyến khích khách hàng tận dụng mức giá thấp để bắt đáy.
Marija Veitmane – chiến lược gia cấp cao lĩnh vực đa tài sản tại State Street Global Markets, cho biết: "Tôi chắc chắn rằng đây là cơ hội để bắt đáy. Thị trường đã chứng kiến nửa đầu năm với đà tăng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi sự hồi phục của lợi nhuận. Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tiếp tục khởi sắc."
Đối với Ruchir Sharma – trưởng bộ phận thị trường mới nổi và chiến lược gia toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, hiện vẫn còn mối lo ngại rằng kỳ vọng tăng trưởng đang ở mức quá cao. Ông nói, cuộc trấn áp của Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ và việc người tiêu dùng Mỹ đang tiết kiệm nhiều hơn là một trong những rủi ro chính.
George Saravelos – trưởng bộ phận nghiên cứu forex toàn cầu tại Deutsche Bank, biết trong một lưu ý, tỷ lệ tiêm vắc-xin chậm lại, đặc biệt là ở Mỹ, đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường. Đồng thời, giá cả tăng cao đã khiến nhu cầu tiêu dùng ở nhiều quốc gia trở nên ảm đạm.
Ông viết: "Đây là một phần của vết sẹo lớn sau Covid-19. Ngoài ra, đây cũng là một phần của sự tàn phá mà ‘nút thắt cổ chai’ đối với nhu cầu gây ra. Điều này trái ngược với những gì mọi người dự đoán về môi trường lạm phát. Xu hướng hiện tại cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang bị giới hạn ở tốc độ cực kỳ thấp."
Tham khảo Bloomberg