MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi lo "thầm kín" của Trung Quốc

22-12-2018 - 10:30 AM | Tài chính quốc tế

Một bản báo cáo cho thấy khu vực kinh tế tư nhân của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu bị thu hẹp sau hai thập kỷ, đồng nghĩa với việc thúc đẩy tốc độ của tiến trình cải cách là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại.

Chủ tịch Tập Cận Bình trước đây đã nói về "những điều kỳ diệu sẽ khiến thế giới phải trầm trồ" trong thập kỷ tới. Nhưng trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm kinh tế cải cách và mở cửa, ông không nhắc đến chi tiết đó.

Cụ thể là, ông Tập chỉ ca ngợi người dân "chăm chỉ, khôn ngoan và can đảm" trong việc hiện thực hoá giấc mơ "cải cách và mở cửa" của ông Đặng Tiểu Bình trong năm 1978.

"Trong những thập kỷ sau khi Trung Quốc quyết định cải cách và mở cửa vào năm 1978, sự tăng trưởng của đất nước được thúc đẩy bởi nhân khẩu học và điều chỉnh cơ cấu, giúp cho logic thị trường tái định hình bối cảnh kinh tế", theo một báo cáo do Viện Chính sách Xã hội châu Á (ASPI) và Tập đoàn Rhodium công bố.

Thêm vào đó, bản báo cáo có viết: "Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những thách thức về thu nhập trung bình cản trở giai đoạn phát triển thăng hoa hơn, Bắc Kinh đã cố gắng tái khẳng định quyền kiểm soát đầu tư và thị trường. Đây không phải là lựa chọn được đưa ra lúc đầu. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương Thứ Ba của Đảng về kế hoạch kinh tế năm 2013, trực tiếp hướng đến vai trò quyết định của đảng đối với thị trường. Việc thực hiện những mục tiêu đó dường như lại không mang đến những dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế."

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, một lĩnh vực quan trọng đã rơi vào tình trạng lao đao bởi quá trình "mở cửa và cải cách" của ông Tập đó là khu vực kinh tế tư nhân.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Tập, các kế hoạch nhắm đến việc cải tổ khu vực kinh tế nhà nước, kiềm chế bong bóng nợ và thúc đẩy các chính sách để kích thích các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đã được triển khai. 5 năm đã trôi qua nhưng vẫn không có nhiều biến chuyển. Thực tế là, tình hình dường như còn xấu đi, Viện chính sách xã hội châu Á (ASPI) và tập đoàn Rhodium chỉ ra.

"Khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc đang thu hẹp dần, lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ. Đây là hướng phát triển trái với những kỳ vọng về mục tiêu cải cách kinh tế năm 2013 và nhiều thập kỷ thảo luận về việc nhà nước không can thiệp vào thị trường", báo cáo tiết lộ.

Nhưng một điều rõ ràng ở Trung Quốc đó là đảng vẫn là trung tâm của "mọi thứ", kể cả mô hình kinh tế tập trung của đất nước. Thật vậy, các tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với những ý kiến về việc yêu cầu cải cách, đặc biệt là trong khu vực kinh tế tư nhân.

Đối với Bắc Kinh, đây là những thời điểm không vững chắc khi họ phải chật vật với một nền kinh tế đang giảm tốc, cùng lúc đó phải cố gắng thực hiện một thoả thuận với Mỹ để kết thúc cuộc chiến thương mại đã kéo dài.

Triển vọng rõ ràng hơn có thể sẽ được đưa ra vào cuối tuần này, sau khi Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vạch ra kế hoạch cho năm 2019.

"Tôi dự đoán rằng kế hoạch này sẽ phải đối mặt với thực trạng "nền kinh tế ngày một giảm tốc", Shen Jiangguang, kinh tế gia cấp cao tại Finance, cho hay. "Giới chức có thể hạ thấp mục tiêu tăng trưởng cho năm tới xuống 6% để đẩy mạnh những nỗ lực cải cách và đối phó với các rủi ro bên ngoài."

Dữ liệu cho Cục Thống kê Quốc gia công bố đã cho thấy một bức tranh "nhiều sạn" trong tháng qua với hoạt động sản xuất sụt giảm và lượng chi tiêu của người dân cũng dần thu hẹp, cùng với đó là doanh số của các loại ô tô mới ở tình trạng trì trệ và thị trường bấn động sản gặp khó khăn bởi những hạn chế về thắt chặt tín dụng.

Các nhà phân tích và kinh tế gia thậm chí còn dự đoán rằng nền kinh tế còn tiếp tục tình trạng như thế này vào năm tới, sẽ ảnh hưởng tới tăng truởng GDP.

Hương Giang

Asia Times

Trở lên trên