MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những nhà hát hoành tráng nhất từ thời cổ đại được bảo tồn tới ngày nay

Thời cổ đại, nhà hát là một trong những công trình được coi trọng nhất, nó là biểu tượng cho đời sống tinh thần, văn hóa nghệ thuật của một dân tộc, một quốc gia.

Các nhà hát lúc bấy giờ thường được xây dựng ngoài trời và có hình vòng cung với sân khấu chính nằm ở tâm điểm phía dưới.

1. Nhà hát Side

Là một nhà hát mang phong cách La Mã vẫn đang trong tình trạng khá tốt, nhà hát Side có sức chứa 15.000 người, nằm bên bờ Địa Trung Hải, cạnh một thị trấn nghỉ mát nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi diễn các vở kịch Hy Lạp nổi tiếng.

Về sau nhà hát được dùng làm đấu trường, khi đạo Kito bùng nổ nhà hát thậm chí được sử dụng như một nhà thờ.

2. Nhà hát La Mã ở Bosra

Bosra là một thành phố cổ nằm ở Syria, đây là một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới được biết đến từ thế kỷ 14 trước công nguyên trong các văn kiện bằng chữ tượng hình của Ai Cập. Thành phố bị người La Mã chinh phục vào năm 106.

Nhà hát La Mã được xây dựng ngay sau đó, có 15.000 chỗ ngồi, người ta còn dựng một pháo đài quanh nó.

3. Nhà hát Delphi

Delphi là một trong những địa danh tôn giáo quan trọng nhất của người Hy Lạp cổ đại, ở đó có đền thờ thần Apollo.

Nhà hát cổ xưa ở Delphi được xây dựng trên một ngọn đồi, đứng trên đó có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh ngoạn mục bên dưới. Nhà hát được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và có sức chứa hơn 5 ngàn người.

4. Nhà hát La Mã ở Amman

Di tích ấn tượng nhất của Jordan từ xưa tới nay có lẽ là nhà hát La Mã này. 

Được xây dựng dưới thời cai trị của Antoninus Pius và có 6 ngàn chỗ ngồi, nhà hát nằm cạnh một dòng suối, trên con đường huyết mạch của thành phố.

Năm 1948, nhà hát là nơi ẩn náu an toàn cho hàng ngàn người Palestine tị nạn.

5. Nhà hát Hy Lạp ở Taormina

Taormina là một thuộc địa của Hy Lạp, nằm trên bờ biển phía đông của đảo Sicily. 

Nhà hát có thể được người Hy Lạp xây dựng vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Về sau, nó được người La Mã cải tạo và mở rộng.

6. Nhà hát Merida

Nhà hát là một trong những công trình quan trọng bậc nhất thành phố Merida, mang kiến trúc điển hình của La Mã. Với 3 tầng không gian tương ứng với 3 tầng lớp xã hội cổ đại, nhà hát có thể chứa khoảng hơn 5 ngàn khán giả.

7. Nhà hát Dionysus

Được cho là nhà hát cổ xưa nhất thế giới, nhà hát chỉ còn sót lại vài hàng ghế có niên đại từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhà hát được đặt theo tên của thần Dionysus, vị thần của sự sinh sản và là vị thần đem đến cho loài người cách làm rượu nho.

8. Nhà hát La Mã ở Orange

Nhà hát La Mã Orange được xây dưới thời hoàng đế Augustus trong thế kỷ thứ nhất với sức chứa khoảng gần 10.000 người và bị đóng cửa khi giáo hội Kito giáo phát triển khoảng cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên.

Vào thế kỷ 19 nhà hát được khôi phục và hiện là nơi tổ chức các lễ hội Opera mùa hè.

9.  Nhà hát Epidauru

Là nhà hát cổ đại được bảo tồn tốt nhất, nó giữ chức năng như trung tâm tôn giáo và chính trị của vùng Epidauru.

Nhà hát có 55 hàng ghế được chia thành 12 tầng thấp và 12 tầng trên, có sức chứa khoảng hơn 20.000 ngàn. Thiết kế của nhà hát hoàn hảo đến mức âm thanh của các diễn viên trên sân khấu đủ để khán giả ngồi nơi xa nhất có thể nghe được rõ ràng.

10. Nhà hát Odeon

Nằm ở sườn phía nam của Acropolis Athens, nhà hát Odeon được xây dựng vào năm 161 bởi Herodes Atticus – người giàu có nhất Athens - để tưởng niệm người vợ đã khuất của ông.

Herodes Atticus là một triết gia nổi tiếng đồng thời là thầy giáo của hai vị hoàng đế La Mã, Lucius Verus và Marcus Aurelius. Vợ của ông là một người phụ nữ trẻ đẹp tên Rigillia nhưng bất hạnh qua đời quá sớm.

K.N

khanhnt

L.V

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên