MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương

01-11-2019 - 11:50 AM | Bất động sản

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1889 đến năm 1892. Nhà làm bằng các loại gỗ quý, chạm khắc tinh xảo.

Nhà cổ Trần Công Vàng

Phải đi lại nhiều lần và hỏi nhiều người, chúng tôi mới đến được nhà chị Trần Ánh Tuyết. Căn nhà ở số 21 Ngô Tùng Châu (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) nằm khuất sau những gian hàng trong chợ Thủ. Lách qua một khoảng hẹp, chúng tôi vào được bên trong. Tấm biển công nhận di tích sừng sững ở trước mắt chúng tôi. Trên tấm biển ghi rõ đây là nhà cổ của ông Trần Công Vàng.

Chị Tuyết, 50 tuổi, con gái của ông Trần Công Vàng và cũng là người thừa hưởng căn nhà này sau khi ông tạ thế, tiếp chúng tôi tại phòng khách.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 1.
Phía ngoài nhà cổ Trần Công Vàng.

Trời bên ngoài chuyển mưa. Chị nói với chúng tôi, nhiều năm trước, thời điểm 2005, nhà xuống cấp nghiêm trọng. Cứ mỗi lần mưa, nước ngập rất sâu. Nguyên nhân là do rác ở chợ, những công trình xây dựng xung quanh xả thải khiến cho nước không thoát được. Cũng may, nhà được xây dựng toàn gỗ quý, chịu được nước nên sau khi cải tạo xong vẫn không có thiệt hại nào đáng kể.

Chị cho biết, chị là cháu đời thứ 5 thuộc hệ phái ông Trần Văn Long. Ngôi nhà này được ông Long xây dựng vào năm 1889 đến năm 1892 mới xong trên diện tích 1333 m2. Trải qua nhiều đời, người tiếp nhận sau đó là cha chị, bác sĩ Nha khoa Trần Công Vàng.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 2.
Bia công nhận di tích.

Bác sĩ Vàng tốt nghiệp Y khoa tại Pháp, đã giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn từ năm 1967 đến 1974. Ông mất năm 1999. Trước khi mất 2 năm, ông đã giao toàn bộ cơ ngơi của ngôi nhà cho chị quản lý.

Ngôi nhà được xây dựng theo hình chữ Đinh. Nhà làm bằng các loại gỗ quý, chạm khắc tinh xảo.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 3.

Chạm trổ công phu.


Quan sát ngôi nhà, chúng tôi ghi nhận nội thất trong nhà được trang trí theo phong cách cổ truyền của người Việt. Từ chân cột đến mái nhà, từ các tủ thờ đến những bức hoành phi liễn đối tất cả đều được chạm trổ hết sức công phu.

Có được những khéo léo đó là nhờ sự kết hợp của nghệ nhân từ Huế vào và những người thợ ở Bình Dương. Sự kết hợp đã cho ra đời ba ngôi nhà cổ tại đất Thủ Dầu Một, trong đó có ngôi nhà của ông Trần Công Vàng.

Hiện nay cả 3 ngôi nhà cổ ở khu vực chợ Thủ Dầu Một hầu như còn nguyên vẹn. Những vật dụng trong nhà cũng không bị thất thoát.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 4.
Gian nhà thờ.
Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 5.

Bàn thờ ông Vàng. Chân dung ông ở giữa.


Nỗi trăn trở của người thừa kế

Chị Tuyết nói, dòng họ Trần có tất cả 3 ngôi nhà cổ và một nghĩa trang gia tộc. 2 trong 3 nhà đã được công nhận di tích. Còn lại nhà của ông Miên (xã Tề) và nghĩa trang chưa được công nhận vì nhiều lý do.

Nghĩa trang hiện nay đã xuống cấp nặng. Nhiều sự sửa sang bên trong không phù hợp với hiện trạng đã làm giảm đi vẻ trang nghiêm.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 6.

Cổng nghĩa trang gia tộc đổ nát.


Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 7.

Tường thành xiêu vẹo.


Chị Tuyết cho biết, nghĩa trang do 3 anh em họ Trần gồm ông Miên, ông Long và ông Lân góp lại mua miếng đất lập nên và giao cho ông Lân chăm sóc. Năm 1886, mẹ của 3 ông là người đầu tiên được an táng tại nghĩa trang này. Với tình trạng xuống cấp ở nghĩa trang hiện tại, chị mong muốn chính quyền phối hợp cùng với gia tộc để tôn tạo lại.

Nỗi trăn trở của người đàn bà trong căn nhà toàn gỗ quý ở Bình Dương - Ảnh 8.

Tượng Phật trong nhà ông Vàng.


Trở lại câu chuyện của căn nhà cổ, chị Tuyết cho biết, cả 3 ngôi nhà cổ đều có phần trang trí nội thất phong phú và đa dạng. Riêng về xây dựng, vào thời điểm ấy chưa có những dụng cụ, máy móc nên tất cả đều thực hiện bằng tay. Cả 3 nhà đều không sử dụng mộng ghép nên không cần đến đinh, kiên cố và rất vững vàng.

Lúc nhận nhà, chị mới 20 tuổi nên chưa có ý niệm gì sâu sắc về việc bảo quản gìn giữ căn nhà. Khi cha bệnh, chị phải ở nhà chăm sóc, có cơ hội tiếp cận bạn bè, kết nối với dòng họ, chị mới được chỉ dẫn cho thấy giá trị của ngôi nhà.

Thật vậy, ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật cách bài trí bên trong thể hiện đề cao thờ cúng tổ tiên. Lối trang trí nội thất các liễn đối hoành phi bằng chữ Hán mang đậm triết lý Nho giáo thể hiện tinh thần đạo đức, lễ nghĩa truyền thống của dân tộc.

Từ giã chị Tuyết, chúng tôi ra về vẫn còn văng vẳng bên tai câu nói của chị: 'Nhà mình mình phải quý, phải chăm sóc. Có thể đây cũng là cái duyên với nhà cổ mà tôi may mắn có được'.

Theo Trần Chánh Nghĩa

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên