NÓNG: Hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- 30-04-2022Ngân sách tăng thu từ dầu thô
- 30-04-2022Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cao gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021
- 30-04-2022Sang năm 2023 nghỉ hưu, khi đóng đủ BHXH 24 năm hưởng lương hưu bao nhiêu?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về tăng giờ làm thêm trong bối cảnh phục hồi kinh tế.
Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lưu ý một số nội dung sau đây:
- Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động.
- Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 1-4-2022.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động .
- Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
- Các quy định của Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31-12-2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.
Người Lao Động