MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nông sản 'vua’ mọc dại trên núi, Trung Quốc đem bán với giá hơn 10 tỷ đồng: Ai cũng gật gù ‘rất đáng giá’

11-05-2023 - 13:23 PM | Tài chính quốc tế

Vùng núi Trung Quốc sở hữu loại nông sản quý hiếm, nhiều người đã chấp nhận bỏ ra cái giá lên tới hàng chục tỷ đồng để có thể sở hữu chúng.

Nhân sâm núi Trung Quốc - Thảo dược vua ‘mọc dại’ nhưng khan hiếm

Trung Quốc nổi tiếng sở hữu những cây nhân sâm quý hiếm với mức giá đắt đỏ. Đặc biệt, những cây nhân sâm có tuổi đời lên tới hàng trăm năm và mọc tự nhiên trên núi (sâm rừng) được đánh giá là “vua của mọi loại thảo dược”.

Nông sản 'vua’ mọc dại trên núi, Trung Quốc đem bán với giá hơn 10 tỷ đồng: Ai cũng gật gù ‘rất đáng giá’ - Ảnh 1.

Nhân sâm tươi thông thường, tuổi đời thấp sẽ có giá khoảng vài triệu đồng/kg. Theo khảo sát trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc như Alibaba, loại sâm rẻ và không phải hàng cao cấp thường sẽ có giá giao động khoảng 2,7-3 triệu đồng/kg. Tuy nhiên những cây quý có “thâm niên” càng lớn thì mức giá sẽ càng đắt đỏ hơn.

Trong những năm gần đây, sự thay đổi trong môi trường và khí hậu toàn cầu đã khiến nhân sâm mọc tự nhiên ngày càng khan hiếm. Để đào được loại “nông sản vua” này không phải chuyện đơn giản. Chưa hết, muốn có giá cao, các cây phải còn nguyên vẹn, tuổi đời lớn và hình dáng đẹp. Đặc biệt, nhân sâm có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe con người. Những điều này đã khiến chúng có mức giá cao “ngất ngưởng”.

Nhân sâm núi Trung Quốc có giá lên tới hàng chục tỷ đồng

Những củ nhân sâm có tuổi đời hơn trăm năm là một trong những loại thực phẩm được nhiều người săn lùng nhất. Họ thường tham gia các buổi đấu giá để mua được những củ nhân sâm tốt nhất.

Một trong những buổi đấu giá nổi tiếng của nước này diễn ra vào ngày 4/12/2017. Đó là củ nhân sâm “tuyệt phẩm” được trưng bày ở tỉnh Chiết Giang và có giá lên tới 9 triệu NDT (hơn 30 tỷ đồng). Điều đặc biệt là nó chỉ nặng khoảng 260 gram nhưng có giá cao như vậy là bởi có tuổi đời lên tới 180 năm.

Nông sản 'vua’ mọc dại trên núi, Trung Quốc đem bán với giá hơn 10 tỷ đồng: Ai cũng gật gù ‘rất đáng giá’ - Ảnh 2.

Hay vào năm 2007, một cây nhân sâm núi vô cùng quý hiếm nặng 366 gram đã được một đại lý nhân sâm ở tỉnh Cát Lâm mua với giá 3 triệu NDT (hơn 10 tỷ đồng). Nó được phát hiện mọc ở núi Trường Bạch vào cuối tháng 7 năm 2007. Theo thẩm định của giới chuyên môn, cây sâm núi này có tuổi đời hơn 300 năm, thân hình khỏe mạnh và không bị hư hỏng.

Vùng núi “kỳ diệu” này cũng từng có một cây nhân sâm hàng trăm năm tuổi nặng 225 gram và được bán đấu giá 1,88 triệu NDT (khoảng 6,3 tỷ đồng).

Tại cuộc đấu giá đó, giá khởi điểm của nó đã là 1,5 triệu NDT. Dưới sự cạnh tranh “khốc liệt”, giá của nó đã tăng đều đặn và cuối cùng thuộc về Wang Liyuan, người quản lý thương hiệu thuốc/thảo dược Hui Chun Tang nổi tiếng.

Wang Liyuan cho biết: "Nhân sâm mọc trên núi ngày càng ít và trở nên quý giá. Mặc dù tôi đã từng nhìn thấy một số loại sâm tự nhiên với kích thước lớn trước đây nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây nhân sâm quý nào đẹp như cây này cả. Nó là cả một kho báu nghệ thuật. Tôi nghĩ nó đáng giá”.

Cùng ngày, cuộc đấu giá “Vua nhân sâm núi Trường Bạch” tại Cát Lâm, Trung Quốc cũng đã bán được 7 cây quý với tổng giá trị đấu giá đạt 2,6 triệu NDT (hơn 8,7 tỷ đồng). Núi Trường Bạch ở tỉnh Cát Lâm là một trong những khu vực sản xuất nhân sâm chính ở Trung Quốc, chiếm 80% sản lượng của cả nước.

Ngoài ra, năm 2009, một củ nhân sâm tự nhiên nặng 75,8 gram đã được bán với giá là 2,22 triệu NDT (7,4 tỷ đồng). Năm 2010, một củ mới chỉ 20 năm tuổi nhưng cũng đã được bán với giá 700.000 NDT.

Ngoài ra cũng có những cây có giá trị bảo tồn. Vào năm 2018, một cây nhân sâm 100 tuổi đã xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc. Được biết, nó được công một công ty thực phẩm mua lại từ một người đàn ông lớn tuổi vào năm 2017.

Theo lời ông, nó đã mọc tự nhiên trên dãy núi Greater Khingan. Khi được đào lên, nó nặng 600gram và trở thành cây nhân sâm tươi mọc tự nhiên có trọng lượng lớn nhất tại Trung Quốc vào thời điểm đó.

Theo Zhang Lianxue, chuyên gia cao cấp trong ngành nhân sâm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật nhân sâm Cát Lâm, cây nhân sâm này có hình dáng đặc biệt hoàn hảo và rất quý hiếm. Vì vậy nó có giá trị nghiên cứu khoa học lớn. Liu Jiyong, một nhà nghiên cứu cũng cho rằng cây nhân sâm này nên được lưu trữ và bảo tồn.

Tổng hợp

Nhất Lưu

Nhịp sống Thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên