Ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng, ăn ngay 5 món sau để quét sạch khói bụi trong phổi: Toàn nguyên liệu rẻ tiền, không ăn quá phí
Những món ăn tốt cho phổi này được bán đầy tại các chợ và cửa hàng, có thể chế biến được nhiều món ăn không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng.
- 11-01-20222 chỗ “lồi” trên cơ thể là dấu hiệu cảnh báo phổi yếu, dễ bị ung thư: Có 3 loại "khí" này trong nhà mà không thanh tẩy sớm thì chẳng mấy chốc mà nhập viện
- 11-01-2022Khi chiên trứng, người Nhật không cho hành lá mà dùng loại rau này để ngừa ung thư và trường thọ, tiếc là người Việt ít ai thích
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiếp xúc với ô nhiễm không khí mức độ cao có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đây là một trong những thủ phạm hàng đầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim và ung thư phổi. Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn và dài hạn đều có liên quan đến các tác động đến cơ thể nói chung.
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí còn thể hiện rõ ràng hơn đối với những người có sức đề kháng yếu, người có bệnh lý nền. Trẻ em, người già và những người đang mắc bệnh là những nhóm đối tượng có rủi ro lớn hơn cả.
Các chất ô nhiễm có hại cho sức khỏe nhất, làm gia tăng tỷ lệ tử vong sớm chính là các hạt PM2.5 mịn thâm nhập sâu vào các "ngóc ngách"của phổi.
Phổi là cơ quan hô hấp mỏng manh nhất trong cơ thể con người. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng các sức khỏe của phổi được thể hiện rõ thông qua làn da. Tình trạng của da phản ánh sức khỏe của phổi. Nếu bạn có làn da khỏe mạnh, đủ ẩm, điều đó phần nào cho thấy phổi vẫn đang hoạt động bình thường và ngược lại.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Trong môi trường không khí đang bị ô nhiễm nặng như hiện nay, đặc biệt là lượng bụi mịn và bụi siêu mịn đang ngày càng tăng lên thì việc chủ động phòng tránh là điều tối quan trọng để bảo vệ cơ thể cũng như lá phổi.
Có nhiều cách khác nhau để chúng ta chăm sóc đường hô hấp của mình. Một trong số đó là thông qua việc ăn uống. Những món ăn sau đây được coi là "thần dược" đối với phổi, giúp loại bỏ độc tố và giúp đường hô hấp luôn khỏe mạnh.
1. Tiết lợn
Tiết lợn là loại thực phẩm dân dã rẻ tiền, giàu các chất khoáng cần thiết cho con người như muối vô cơ, canxi, photpho, kali, natri, v.v. Ăn tiết lợn thường xuyên sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc hại có trong phổi.
Khi đi vào cơ thể con người, các protein có trong tiết lợn sẽ bị axit dịch vị ở dạ dày phân hủy, tạo ra một hợp chất mới có tác dụng khử độc và giữ ẩm đường ruột. Hợp chất này có thể phản ứng hóa học với bụi và các phần tử kim loại có hại trong phổi, sau đó tiến hành loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua đường bài tiết.
2. Mộc nhĩ (nấm mèo)
Mộc nhĩ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Nấm tai mèo, nấm mèo, mộc nhu, mộc tung,... Đây là một loại nấm thường mọc trên những thân gỗ mục và ẩm ướt, chúng có hình dạng giống như tai mèo. Mộc nhĩ có hai loại là mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng.
Mộc nhĩ đen là loại nguyên liệu ưa chuộng của nhiều người, được chế biến trong nhiều món ăn khác nhau. Ăn mộc nhĩ đen giúp cơ thể thải độc tố ra khỏi phổi, vì trong chúng có chứa carbohydrate, chất keo, xenlulozơ, glucozơ, lecithin, cephalin, carotene và các chất dinh dưỡng khác.
Collagen thực vật phong phú có trong mộc nhĩ đen có khả năng hấp phụ tốt, đồng thời làm hòa tan và oxy hóa các vật thể khó tiêu như tóc, vỏ trấu, vụn gỗ, cát, mảnh kim loại... vô tình đi vào cơ thể, do đó giúp bảo vệ phổi.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Ngoài ra, sử dụng mộc nhĩ trắng hay còn gọi là nấm tuyết (Tremella) cũng có thể đạt được những hiệu quả tương tự.
3. Quả lê
Lê là một loại trái cây phổ biến đối với tất cả chúng ta, thịt quả mềm và có màu trắng như tuyết. Do có chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, carotene và các nguyên tố vi lượng khác, lê có tác dụng giữ ẩm và hỗ trợ làm sạch phổi.
Y học Trung Quốc cho rằng phổi rất "ưa" các loại thực phẩm có màu trắng như củ cải trắng, bắp cải, súp lơ... vì chúng có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động bình thường. Khi kết hợp điều độ các loại thực phẩm có màu trắng sẽ giúp đường hô hấp được bồi bổ, tránh xa bệnh tật.
4. Củ cải trắng
Như đã đề cấp ở trên, thức ăn có màu trắng tốt cho phổi. Củ cải trắng là món ăn đáp ứng được yêu cầu này. Bên cạnh đó nó còn chứa đường gluco, fructoza, chất xơ thô, vitamin, khoáng chất, nhiều loại axit amin và các chất khác.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, ăn củ cải có thể làm long đờm và giảm ho, điều hòa khí và nuôi dưỡng phổi. Ngoài tác dụng bồi bổ phổi, củ cải có chứa khả năng cảm ứng cơ thể sản sinh ra interferon, đây là một loại kháng thể có tác dụng kích thích cơ thể miễn dịch, tăng cường miễn dịch, chống lại tác hại của các gốc tự do đối với cơ thể.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
5. Củ sen
Ăn củ sen thường xuyên có thể giúp cơ thể bài tiết độc tố và rác thải, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời món ăn này có thể giúp lọc sạch rác thải trong phổi. Vì vậy, những người hút thuốc lá có thể ăn thêm củ sen để giúp bổ phổi.
Kết luận: Ngoài chế độ ăn uống điều độ, chúng ta nên chú ý tích cực vận động, tránh xa một số những tác nhân có hại gây kích thích cho phổi như thuốc lá, khói bụi, không khí ô nhiễm,… Khi có cơ hội thích hợp, bạn nên thường xuyên đi dạo ở các vùng ngoại thành hay làng quê để hít thở không khí trong lành.
Theo WHO, Kknews, Sohu
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!