MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ông Đặng Thành Tâm: Kinh Bắc đặt mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu lên tỷ đô

10-02-2022 - 16:34 PM | Doanh nghiệp

Năm 2022, công ty đặt mục tiêu 9.800 tỷ doanh Năm 2022, công ty đặt mục tiêu 9.800 tỷ doanh thu và 4.500 tỷ lợi nhuận sau thuế. Theo Chủ tịch Kinh Bắc, một phần kết quả năm nay đã nhận được từ những tháng cuối năm 2021. Mục tiêu năm nay, muộn nhất năm sau là vốn chủ sở hữu đạt 1 tỷ USD. Sắp tới sẽ có những quỹ lớn tham gia vào khi quy mô vốn của Kinh Bắc lớn lên. hu và 4.500 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Sáng ngày 10/2, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc ( HoSE: KBC ) tổ chức họp ĐHCĐ bất thường.

Ông Đặng Thành Tâm: Kinh Bắc đặt mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu lên tỷ đô - Ảnh 1.

Đoàn Chủ tịch Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc. Ảnh chụp màn hình

Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm chia sẻ kể từ tháng 10/2021, Chính phủ kiểm soát được Covid-19 và có những chính sách từng bước mở cửa đất nước, tạo hứng khởi cho doanh nghiệp. Tuy vậy, năm ngoái cũng trải qua thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch nên Kinh Bắc không đạt kế hoạch đề ra, song doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng hơn 100%. 

Năm 2021, doanh thu của Kinh Bắc gấp đôi lên 4.309 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 3 lần đạt 320 tỷ đồng. Riêng phần lãi thuộc cổ đông công ty mẹ gấp 3,5 lần lên 784 tỷ đồng. Kinh Bắc thực hiện được 72% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm.

Sang năm 2022, công ty đặt mục tiêu 9.800 tỷ đồng tổng doanh thu và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ông Tâm cho biết đây không phải kế hoạch đột biến vì Kinh Bắc đã có nhà đầu tư và hợp đồng sẵn sàng từ năm ngoái. Theo những hợp đồng này, công ty có thể hoàn thành kế hoạch 2021, song các hợp đồng, xin giấy phép bàn giao phải chuyển sang năm nay do những vấn đề khách quan, các khách hàng mới đến Việt Nam trong tháng cuối năm do dịch bệnh. Theo đó, một phần kết quả năm nay nhận được từ những tháng cuối năm 2021.

Ông Đặng Thành Tâm: Kinh Bắc đặt mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu lên tỷ đô - Ảnh 2.

Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm. Ảnh chụp màn hình


Lãnh đạo công ty chia sẻ mặc dù các dự án bị chậm đi trong năm 2021 trước tác động của dịch bệnh, nhiều địa phương đóng cửa, tuy vậy Kinh Bắc vẫn đạt nhiều kết quả. Tại Hải Dương, công ty đã phối hợp với chính quyền để ký bổ sung 3 khu công nghiệp Kiên Thành, Thanh Hà, Bình Giang vào danh mục khu công nghiệp cả nước. Năm nay, doanh nghiệp tiếp tục nộp hồ sơ cấp phép đầu tư, hiện đã nộp hồ sơ Bình Giang 1. Tại Hưng Yên, bên cạnh tiếp tục làm khu công nghiệp tập trung, công ty sẽ xin chính quyền bổ sung một số cụm khu công nghiệp trong năm nay.

Ông Tâm khẳng định sang năm 2022, Kinh Bắc thực sự “cất cánh một cách xứng đáng, chắc chắn, mạnh mẽ, bài bản chứ không phải bay lơ lửng”.

Chủ tịch Kinh Bắc chia sẻ mặc dù 1 m2 khu công nghiệp lãi chỉ bằng 1/10-1/50 đất khu thương mại, nhưng thu phí hạ tầng, phí quản lý mang dòng tiền ổn định lâu dài. Song song, việc xây dựng nhà xưởng cho thuê cũng mang lại lợi nhuận ổn định, ít nhất 50 năm theo giấy phép.

Đối với phát triển khu công nghiệp, năm qua Kinh Bắc thu hút hơn 20% tổng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và 76% tổng đầu tư nước ngoài ở Hải Phòng. Một số địa phương khác hết đất, nếu còn nhiều đất thì công ty sẽ thu hút nhiều nữa.

Năm nay, ngoài phát triển khu công nghiệp, công ty cũng sẽ phát khu nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp Tràng Duệ. Cũng tại Hải Phòng, đơn vị triển khai dự án Tràng Cát để trở thành khu đô thị biển. Ông Tâm cho biết dự án Tràng Cát đã nộp hết tiền sử dụng đất từ cuối 2020, pháp lý đầy đủ, được phép của ban quản lý để san nền. Công ty đang tổ chức đấu thầu chia làm nhiều giai đoạn, phân chia ra một số nhà thầu để làm nhanh, đạt tiến độ. Tổng khối lượng san lấp khoảng hơn 20 triệu khối. Đến đại hội thường niên, công ty sẽ báo cáo ký hợp đồng thành công, triển khai ồ ạt. 

Về tài chính, ông Tâm chia sẻ so vào các công ty bất động sản lớn thì Kinh Bắc có tỷ lệ nợ ngân hàng thấp nhất, và thấp hơn mức trung bình toàn thị trường. Tuy nhiên, nợ ít không có nghĩa là ít đầu tư, Kinh Bắc vẫn đạt kết quả kinh doanh với những chỉ số đó.

Ông Tâm cho biết sắp tới sẽ có những quỹ lớn tham gia vào khi quy mô vốn của Kinh Bắc lớn lên. Vì vậy, trong năm nay, muộn nhất năm sau, doanh nghiệp đặt mục tiêu quy mô vốn chủ sở hữu lên 1 tỷ USD.

Vào năm 2021, doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp đã chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 34.096 đồng/cp. Bên cạnh đó, công ty còn huy động vốn qua 3 đợt phát hành trái phiếu với tổng giá trị hơn 3.400 tỷ đồng. Vốn thu về phục vụ đền bù hạ tầng khu công nghiệp, thanh toán chi phí xây dựng, hợp tác với các công ty con thực hiện các dự án khu công nghiệp...

Tại đại hội hôm nay, HĐQT Kinh Bắc trình cổ đông và được thông qua kế hoạch phát hành tối đa gần 192 triệu cổ phiếu thưởng. Sau đó, doanh nghiệp dự kiến chào bán riêng lẻ tối đa 150 triệu cổ phần cho dưới 100 nhà đầu tư, tương đương 26,33% số cổ phiếu hiện đang lưu hành (569 triệu đơn vị). Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 36 tháng với nhà đầu tư chiến lược và 18 tháng với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Số tiền thu được sẽ được dùng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết. Nếu các đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ có thể gấp 1,6 lần lên tối đa 9.177 tỷ đồng.

Ông Tâm chia sẻ sau hai năm kinh tế bó bọc, hiện tiêu dùng, đi lại toàn cầu gia tăng mạnh mẽ, điều này sẽ tăng sản xuất. Thị trường bất động sản khu công nghiệp bùng nổ, chưa bao giờ các công ty bất động sản khu công nghiệp như Kinh Bắc được quan tâm như bây giờ.

Vincom và Novaland đều từng họp đại hội cổ đông công bố làm khu công nghiệp nhưng mấy năm rồi chưa làm được. Theo ông Tâm, Kinh Bắc đã có kinh nghiệm, chăm hay không bằng tay quen. Tuy nhiên, nếu các tập đoàn này quyết tâm cũng sẽ vượt Kinh Bắc nên đơn vị sẽ không chủ quan và kiên định kiên trì để tập trung phát triển khu công nghiệp và nhà ở công nhân

Tại đại hội, cổ đông cũng thông qua bầu cử Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 - 2025 gồm 3 cá nhân thuộc nhiệm kỳ trước ông Đặng Thành Tâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Huỳnh Phát; cùng 2 cá nhân mới là bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh (con gái ông Đặng Thành) và ông Lê Hoàng Lân. 

Cổ đông cũng bầu thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027 với các ứng viên là Nguyễn Bích Ngọc, Trần tiến Thành và Thế Thị Minh Hồng.

Ông Đặng Thành Tâm: Kinh Bắc đặt mục tiêu tăng vốn chủ sở hữu lên tỷ đô - Ảnh 3.

Bà Đặng Nguyễn Quỳnh Anh (thứ 3 từ phải sang), 26 tuổi, con giá ông Đặng Thành Tâm được bầu Thành viên HĐQT. Ảnh chụp màn hình


Ngoài bầu cử dàn lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới, Kinh Bắc cũng trình cổ đông loại bỏ một số ngành nghề kinh doanh, gồm lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế; soạn thảo, sản xuất và mua bán CD-ROOM, sách điện tử, CD-VIDEO, CD-AUDIO, VCD; đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

Phía doanh nghiệp cho biết, ngành lữ hành chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc loại bỏ nhằm tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của tổng công ty. Hai ngành nghề còn lại do không còn phù hợp với mục tiêu hoạt động của Kinh Bắc.

Tại thời điểm cuối quý IV/2021, tổng tài sản của Kinh Bắc tăng mạnh từ 23.785 tỷ đồng lên 30.605 tỷ đồng. Hàng tồn kho duy trì ở mức 11.461 tỷ đồng, chiếm 37,5% tổng tài sản; bao gồm chi phí dở dang tại khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát là 7.407 tỷ đồng, khu công nghiệp Tân Phú Trung 1.207 tỷ đồng, khu đô thị Phúc Ninh 1.103 tỷ đồng.

Về phần nguồn vốn, Kinh Bắc duy trì khoản nợ vay ngắn hạn 1.435 tỷ đồng, giảm gần 100 tỷ so với đầu năm; vay dài hạn tăng thêm hơn 1.400 tỷ lên 5.642 tỷ đồng. Thặng dư vốn cổ phần tăng từ 989 tỷ đồng lên 3.397 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 5.100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt hơn 16.172 tỷ đồng.

Theo Thảo Anh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên