Ông Trương Gia Bình: Chúng tôi đang nỗ lực để Việt Nam sẽ là cường quốc về Trí tuệ nhân tạo
Sau nỗ lực bao nhiêu năm, Việt Nam cũng là cường quốc về phần mềm, đứng thứ 2 sau Ấn Độ, lực lượng làm phần mềm đạt con số 1 triệu.
- 13-10-2022Những giấc mơ lớn của vua hàng hiệu
- 13-10-2022Doanh nhân - cựu tử tù Liên Khui Thìn: Đất đai của tôi bây giờ có giá cả tỷ USD
- 13-10-2022CEO VMI phản biện các nghi ngờ về công ty BĐS mới lập của ông Phạm Nhật Vượng
Thách thức 100 năm mới có
Tại Talkshow “Khát vọng kiến tạo và phát triển thương hiệu xanh Việt Nam”, nói về bài học đáng giá nhất của FPT bên bờ vực Covid-19, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT nhấn mạnh tinh thần kiên cường là điểm mấu chốt. “Doanh nhân vốn dĩ là làm việc thách thức và mạo hiểm càng lớn thì thành quả càng to. Covid-19 là thách thức 100 năm mới có” – ông nói.
Theo đó, FPT đã đối mặt với những thách thức chưa từng có. Sau 20 năm, mạng lưới khách hàng quốc tế của FPT là những người có đòi hỏi cao nhất về chất lượng, thời hạn, là các tập đoàn sản xuất máy bay hàng đầu thế giới, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, và các cường quốc, nếu sơ suất không triển khai được dự án đúng hạn, đồng nghĩa với nỗ lực mấy chục năm cũng bị đánh mất.
Ngay lập tức, ông Trương Gia Bình đã ngồi xuống viết 1,5 trang thông điệp của Chủ tịch gửi tập đoàn để bước vào giai đoạn khó khăn nhất, để không xảy ra trường hợp vỡ trận.
Kết quả, trong giai đoạn Covid-19, FPT đạt hàng ngàn hợp đồng được tiến hành thường xuyên và bàn giao đúng hạn. Tăng trưởng trong giai đoạn này cao hơn năm thường khoảng 28-30%.
“Trong nguy có cơ, phải tìm bằng được cơ trong nguy. Cái cơ đấy là gì?
Một tập đoàn lớn nhất về kinh doanh ô tô ở Mỹ muốn chọn 3 đối tác, chúng tôi đã thắng và trở thành đối tác ưu tiên số 1, mỗi năm đem đến hàng chục triệu USD cho họ. Và gần đây, họ cần có các nearshore (các trung tâm nhân lực lân cận) ở Mỹ, Costa Rica và chúng tôi đã mở thêm các trung tâm tại đây. Thực sự chúng tôi đã mạnh hơn sau thử thách” – ông Bình nói.
Thương hiệu xanh không còn là vấn đề đạo đức - đó là luật chơi mới
Nhiều chuyên gia kinh tế và xã hội cho rằng, 3 cuộc đại họa, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cơ bản thế giới. Song ông Bình nhấn mạnh, sẽ còn có những thứ xảy ra ở mức cao hơn, được ví dụ như bão.
Theo ông, câu chuyện thương hiệu xanh hiện nay không còn là vấn đề đạo đức để ứng xử giảm chất thải mà xanh là luật chơi mới sau sự kiện COP 26. Doanh nghiệp nếu không dùng năng lượng sạch, hay tạo ra nhiều carbon sẽ phải cộng thêm lãi suất về carbon. Xuất khẩu qua biên giới sẽ bị đánh thuế carbon. Một số mặt hàng như thép cũng bắt đầu bị đánh thuế trong năm tới.
Thêm vào đó, là các vấn đề lạm phát, suy thoái và xung đột chính trị giữa các cường quốc, cũng là những khó khăn chưa từng có.
Trước thách thức mới, ông khẳng định: “FPT đã chuẩn bị chuyển từ thời bình sang thời chiến, mỗi lãnh đạo trước đây chủ yếu là triển khai công việc đảm bảo theo quy trình, thì giờ mỗi người chỉ huy là 1 chiến sĩ với các nhiệm vụ rất rõ ràng.
Chúng tôi phải đưa ra quyết định theo từng ngày một, thay đổi rất nhanh, đấy là cái biến động. Chúng ta phải sẵn sàng biến đổi đổi trước thách thức nhưng cái bất biến chính là tinh thần kiên cường, trụ vững, tiến lên”.
“Trong cái khó ló cái khôn” và giấc mơ lớn của FPT, IPPG
Bà Lê Hồng Thủy Tiên, CEO Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) là nhân vật cùng góp mặt tại Talkshow. Bà cho biết, vượt qua khó khăn, IPPG đã sẵn sàng mọi điều kiện để chuẩn bị cho ra đời hãng bay IPP Aircargo - hãng bay chuyên chở hàng hóa đầu tiên của Việt Nam.
Trước câu hỏi “Liệu mục tiêu đưa tinh hoa của thế giới về Việt Nam là chưa đủ, IPP sẽ cất cánh đưa hàng hóa – tinh hoa của Việt Nam ra thế giới?”, bà Lê Hồng Thủy Tiên lý giải:
“Thực ra trong cái khó ló cái khôn. Chúng tôi đã trải qua thời kỳ đứt gãy chuỗi cung ứng. Chi phí vận chuyển tăng từ 16 -17 USD giờ còn 8-9 USD, điều này làm cho các doanh nghiệp vô cùng đau đầu.
Chính vì thế, chúng tôi bàn bạc quyết định xin giấy phép ra mắt hãng hàng không để hỗ trợ các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. Chúng tôi đang chờ tín hiệu từ Chính phủ. Mơ ước của chúng tôi là đưa nông sản sạch của Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới một cách nhanh nhất”.
Để đáp ứng tiêu chí thương hiệu xanh, bà cho biết sẽ chọn lựa những nhà cung ứng có yếu tố xanh sạch. Dù giá cả cao hơn, nhưng để đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn và tái tạo năng lượng, một doanh nghiệp trẻ càng phải định hướng điều này để tham gia được chuỗi cung ứng toàn cầu.
Về phía mình, vị Chủ tịch FPT ước mơ một tương lai rất khác cho Việt Nam:
“20 năm trước, Việt Nam chưa bao giờ làm phần mềm. Chúng tôi ước mơ trí tuệ Việt Nam sẽ mở mang bờ cõi. Sau nỗ lực bao nhiêu năm, Việt Nam cũng là cường quốc về phần mềm, đứng thứ 2 sau Ấn Độ, lực lượng làm phần mềm đạt con số 1 triệu.
Nhưng gần đây gặp các bạn trẻ, 7 năm qua đã có sự dịch chuyển trong thầm lặng. Chúng ta đã có game industry. Từ ngày Nguyễn Hà Đông có Flappy Bird, các bạn trẻ đã âm thầm theo tấm gương Hà Đông sản xuất game cho thế giới chơi - Mỹ, Canada, Mexico… Có nhóm mấy chục bạn trẻ nộp vài chục tỷ tiền thuế. Năng suất lao động gấp 2-3 lần lập trình viên, mà lập trình viên của chúng tôi thu nhập 3-4000 USD/tháng.
Hay Nguyễn Thành Trung của Axie Infinity, thế giới biết bạn ấy vì bạn đang dẫn dắt 1 xu hướng mới. Việt Nam đang đứng số 1 về game và nước đang đuổi theo ta là Pakistan, tốc độ của ta là 50%, thì Pakistan là 70%.
Mong Việt Nam sẽ là cường quốc về Trí tuệ nhân tạo, và chúng tôi đang nỗ lực để làm điều đó”.
Nhịp sống thị trường