Tỷ phú giàu nhất mọi thời đại dạy con tránh 2 thói xấu KÌM HÃM con người: Không thay đổi thì đời không bao giờ khá lên nổi
Dù đã làm việc rất chăm chỉ trong suốt những năm qua, nhưng khi nhìn lại, tại sao bạn vẫn dậm chân tại chỗ? Thời gian trôi qua, tại sao bạn vẫn phải vất vả để mưu sinh?
- 23-03-2022Tỷ phú chưa từng học đại học, sở hữu khối tài sản 5,1 tỷ USD: Kiếm tiền chưa bao giờ là mục tiêu!
- 23-03-20224 quy tắc tiền bạc quan trọng: Bỏ qua thì cày cuốc đến chết trên giường bệnh vẫn nghèo khó
- 05-03-2022Có một thứ còn quan trọng hơn cả tiền lãi trong đầu tư, thì ra tỷ phú Rockefeller và Allan Zeman đều dựa vào thứ này để trở nên giàu có
Rockefeller - ông vua dầu mỏ từng là người giàu nhất thế giới, đã đưa ra câu trả lời: Những người không thể giàu thường có 2 thói quen xấu khiến họ mắc kẹt trong vũng lầy của sự nghèo khổ, không thể vươn lên.
Rockefeller tay trắng lập nghiệp từ năm 19 tuổi và chỉ trong 14 năm, ông đã trở thành người giàu nhất thế giới mọi thời đại. Nhiều người trong danh sách những tỷ phú của Forbes đều coi Rockefeller là thần tượng của mình.
Rockefeller đã để lại toàn bộ trí tuệ của ông trong 38 bức thư gửi con trai. Trong thư, ông cảnh báo con trai mình 2 thói quen sẽ khiến con người ta không bao giờ giàu có, nếu có 2 thói quen này thì nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
1. Tận hưởng thú vui trước mắt
Khi Rockefeller mới bắt đầu kinh doanh, ông có hai đối tác bằng tuổi. Ngược lại với ông, hai người đó không hề có tâm điều hành công việc, họ ăn uống và vui chơi suốt cả ngày. Lúc đó một mình Rockefeller phải gánh vác toàn bộ công ty.
Sau khi công ty tan rã, mỗi người họ đều nhận được một khoản tiền. Trong khi Rockefeller dùng tiền để đầu tư vào ngành dầu mỏ, trở thành kẻ bất khả chiến bại trong ngành dầu mỏ và sau cùng trở thành người giàu nhất thế giới.
Còn hai người bạn đồng hành của ông đã dùng tiền để ăn uống, tiêu xài hoang phí và cuối cùng chẳng được tích sự gì.
Một số người thích cuộc sống hào nhoáng, họ mặc đồ hiệu, vay tiền để mua đồ xa xỉ, thế nhưng sau vẻ ngoài hư vinh đó, họ phải ăn mì gói để sống qua ngày. Họ tiêu xài hoang phí, làm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần trước mắt, mà quên mất tương lai.
Nhưng bạn phải biết rằng, càng đắm chìm vào những thú vui thái quá hiện tại đồng nghĩa với việc trong tương lai bạn sẽ càng gặp nhiều khó khăn.
Chạy theo những thú vui trước mắt đồng nghĩa với việc bạn đang "ăn mòn" túi tiền của chính mình.
Một khi bạn trở thành kẻ nghiện hưởng thụ, khả năng kiểm soát tinh thần và sự kiên trì của bạn sẽ bị giảm sút đi rất nhiều, bạn sẽ không thể chịu đựng được một chút khó khăn nào nữa, điều này khiến quá trình gặt hái thành công trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
2. Giữ khư khư tiền trong tay
Rockefeller thường nói rằng sự khác biệt cơ bản nhất giữa người nghèo và người giàu chính là: Người nghèo nghĩ cách nắm chắc tiền của họ trong tay, trong khi người giàu nghĩ về cách tiêu tiền vào những nơi có thể giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.
Rockefeller tin rằng giá trị lớn nhất của sự giàu có là có thể “dùng tiền để sinh ra tiền”, nếu chỉ biết giữ khư khư tiền thì dù là người giàu thì sớm muộn gì cũng trở nên nghèo khó.
Vì giá cả hàng hóa mỗi năm mỗi tăng khiến túi tiền ngày càng bị “ăn mòn”, nếu bạn không muốn làm việc cả đời để kiếm tiền, bạn phải học cách sử dụng tài sản của mình để không ngừng tạo ra của cải.
“Dùng tiền sinh tiền” không phải là dồn hết tiền vào kinh doanh, đầu tư mà là sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục đích kiếm tiền từ chính tiền của mình.
Vậy làm thế nào để tận dụng tiền trong tay một cách hợp lý và khoa học? Thật ra ý tưởng cốt lõi là làm sao để đạt được lợi ích “sau khi thức dậy” - đạt được món lời ngay cả khi bạn đang ngủ.
Phương pháp quản lý tài chính được sử dụng phổ biến nhất trong giới nhà giàu hiện đại là phương pháp “chú thỏ tinh ranh”. Trên thực tế, phương pháp này cũng phù hợp với hầu hết mọi người.
Cốt lõi là làm sao để "kiếm tiền trong lúc ngủ"
Đầu tiên, chia tiền thành ba phần: quỹ khẩn cấp, quỹ bảo toàn vốn và quỹ rủi ro.
Phần quỹ khẩn cấp: Chiếm 30% tổng tài sản của bạn, phần tiền này chủ yếu được sử dụng cho các khoản phí khẩn cấp; mua các tài sản có tính thanh khoản và an toàn cao nói chung, chẳng hạn như quỹ thị trường tiền tệ.
Phần thứ hai là quỹ bảo toàn vốn: Chiếm 35% tổng tài sản, phần tiền này là thành lũy cuối cùng của bạn, bạn không được để nó chấp nhận bất cứ rủi ro nào. Số tiền này được dùng để gia tăng giá trị trên cơ sở giữ nguyên vốn gốc, bạn nên gửi vào ngân hàng có kỳ hạn và lãi suất cao.
Phần cuối cùng là quỹ rủi ro: Chiếm 35% tổng tài sản của bạn, phần tiền này là cốt lõi để thực hiện mục tiêu “tiền đẻ ra tiền”, đồng nghĩa với việc nó phải chịu rủi ro lớn nhất. Bạn nên dùng phần tiền này để kinh doanh, khởi nghiệp, hoặc đầu tư vào cổ phiếu và quỹ.
Quản lý tài chính bằng phương pháp “chú thỏ tinh ranh” này có thể đạt được hai mục tiêu tương đối cuối cùng: an toàn và tự do tài chính. Tất nhiên, tỷ lệ phân bổ này không cố định và có thể được điều chỉnh theo khả năng chấp nhận rủi ro của riêng mỗi người.
Hãy kiến tạo những ngày tháng tươi đẹp cho tương lai và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý, có như thế công cuộc làm giàu sẽ không còn xa nữa.