OPEC+ cắt giảm khai thác dầu đến khi nào?
Trong cuộc họp mới nhất, Ủy ban Giám sát việc thực hiện cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ khẳng định Liên minh này sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến giữa năm. Tuy nhiên, đã xuất hiện dấu hiệu chia rẽ quan điểm về việc họ có tiếp tục kiềm chế sản xuất trong những tháng sau đó hay không.
- 19-03-2019Mazda2 âm thầm tăng giá, nhiều khách Việt mất oan tiền vì chậm chân
- 19-03-2019Nhập nhằng lô xe trên 10 tỷ chỉ bán hơn 2 tỷ đồng
- 19-03-2019Hơn 130.000 thuê bao di động đã "cập bến mới"
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dẫn đầu là Saudi Arabia một lần nữa khẳng định cam kết cắt giảm sản lượng dầu mỏ, và cùng cho rằng đến tháng Sáu tới mới xem xét để đưa ra quyết định có hay không gia hạn chương trình này.
Một Ủy ban gồm đại diện của những nước có ảnh hưởng nhất trong liên minh 24 quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ chốt thế giới, trong đó có Nga, Iraq và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) ngày 17/3/2019 đã nhất trí sẽ cùng nhau tiếp tục cắt giảm sản lượng trong những tháng tới. Họ cũng đề xuất hủy cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Tư tới với lý do vẫn còn quá sớm để xem xét việc có nên tiếp tục cắt giảm nguồn cung trong 6 tháng cuối năm nay hay không. Lý do bởi vẫn còn "nhiều bất ổn nghiêm trọng" trên thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ gây suy giảm đáng kể nguồn cung từ Iran và Venezuela. Đề xuất này là một trong những dấu hiệu mới nhất cho thấy là chính Nga, chứ không phải Saudi Arabia, đang thiết lập chương trình nghị sự cho Liên minh sản xuất dầu mỏ toàn cầu (OPEC+).
Tuy nhiên, sự thay đổi lịch họp sẽ cần phải được đầy đủ các thành viên trong Liên minh thông qua.
Khi OPEC và các đồng minh nhất trí cắt giảm lượng (vào tháng 12/2018), Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid Al-Falih, là người đầu tiên ủng hộ việc sẽ đưa ra quyết định về việc kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng tới 6 tháng cuối năm 2019 tại kỳ họp tháng 4/2019. Và mới đây, tại một cuộc hội đàm ở Baku, Azerbaijan hôm 11/3/2019, cũng chính ông phát biểu rằng: "Tháng Tư vẫn là quá sớm để đưa ra bất kỳ quyết định nào". Trong khi đó, Nga và Iraq, hai nước sản xuất dầu lớn khác, tỏ ý chưa hoàn toàn đồng thuận với đề xuất của Saudi Arabia. Bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexander Novak, ngày 17/3 cho biết việc thiếu chắc chắn về sản lượng của Venezuela và Iran khiến cho Liên minh khó xác định hành động tiếp theo trước tháng Năm hoặc tháng Sáu tới.
Ủy ban Giám sát của Liên minh OPEC+ được thành lập từ cuối năm 2016, ban đầu bao gồm Saudi, Algeria, Kuwait, Venezuela, Nga và Oman, sau đó bổ sung thêm Iraq, Kazakhstan, Nigeria và UAE (sau này Oman rút lui). Hành động cắt giảm sản lượng của OPEC+ đã giúp giá dầu thô hồi phục khá nhiều, trong đó dầu Brent từ đầu năm đến nay tăng được 25%.
"Các yếu tố cơ bản trên thị trường đã được cải thiện đáng kể, nhưng (chúng ta) vẫn cần phải hành động thêm nữa", ông Al-Falih phát biểu ngày 11/3 tại cuộc họp của Ủy ban Giám sát diễn ra tại Azerbaijan. Ông còn thêm rằng: "Chúng ta đều thấy tồn trữ dầu đang tăng lên, và ngay cả khi tồn kho không tăng thì vẫn còn một chặng đường dài" để thị trường trở lại cân bằng.
OPEC đã phải chịu sức ép lớn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn họ "nới lỏng" cắt giảm sản lượng cũng như việc sản xuất sa sút ở Iran và Venezuela đe dọa gây ra tình trạng thiếu cung.
Tuy nhiên, ông Al-Falih cho biết khủng hoảng cũng không làm thay đổi quan điểm của ông về việc cần tiếp tục kiềm chế sản xuất, bởi mức giảm cung từ 2 nước nói trên (Iran và Venezuela ít hơn so với mức tồn trữ đang tăng trên toàn cầu, hay nói đơn giản là nguồn cung trên thị trường đang ngày càng thắt chặt hơn, nhưng không đủ để đảo ngược quyết định cắt giảm sản lượng của nhóm. Và nếu nguồn cung từ Iran và Venezuelan giảm mạnh, OPEC đã có sẵn phương án để ứng phó.
Liên minh OPEC+ đã nhất trí bắt đầu cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2019, và trên thực tế họ đã tuân thủ tốt cam kết này, dự kiến mức độ tuân thủ sẽ vượt quá 100% trong tháng Ba này, theo nhận định của ông Al-Falih nói. Saudi Arabia ước tính bơm khoảng 9,8 triệu thùng/ngày trong tháng 3 và 4/2019, và sẽ xuất khẩu dưới 7 triệu thùng mỗi ngày trong cả 2 tháng này (mục tiêu cam kết của nước này là 10,3 triệu thùng/ngày).
Về phía Nga, ngày 17/3 vừa qua ông Novak cho biết: "Hôm nay chúng tôi nhất trí rằng cần phải theo dõi tình hình và đến tháng Năm hoặc Sáu sẽ quyết định về hành động trong quý 2/2019". Nga đã cắt giảm (sản lượng) trung bình khoảng 140.000 – 150.000 dầu mỗi ngày trong tháng 3/2019 (so với tháng 10/2018) (Nga lấy mốc tháng 10 năm 2018 để làm chuẩn cho mức độ cắt giảm sản lượng). Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông Novak nói: "Giá dầu hiện tại đang khiến cả người tiêu dùng và người sản xuất đều hài lòng, và biên độ dao động rất thấp", và Chúng ta có thể làm cho thị trường cân bằng trong ngày hôm nay, nhưng chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai".
Cùng quan điểm với Nga, Bộ trưởng Năng lượng Iraq Thamir Ghadhban cho biết họ cũng đang cố gắng hết sức để tuân thủ các cam kết, và sẽ giảm bơm dầu trong tháng 3/2019 so với tháng 1 và 2/2019. Ông cho biết Iraq hoan nghênh việc tăng giá dầu nhờ thỏa thuận hiện nay đồng thời hy vọng các nhà sản xuất sẽ tiếp tục thực hiện những điều mà họ đã hứa. "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết đến tháng Sáu như đã thỏa thuận, nhưng chúng tôi đang quan sát và phân tích thị trường".