PGS.TS Nguyễn Huy Nga giải đáp về trường hợp tái nhiễm sau khi đã xét nghiệm âm tính Covid-19
Trước thông tin ca bệnh tái nhiễm sau khi đã xét nghiệm âm tính với Covid-19 khiến nhiều người lo lắng, trang Lá chắn Virus Corona đã chia sẻ bài viết của PGS.TS Nguyễn Huy Nga giải đáp xung quanh vấn đề này.
- 29-03-2020Đại dịch Covid-19 là "cuộc thử lửa" cho mỗi người: Đối mặt bằng sự can đảm, kiểm soát tốt chính mình thì khủng hoảng cũng biến thành cơ hội cho bạn
- 28-03-2020Hàng trăm y bác sĩ về hưu tình nguyện xin đi chống dịch Covid-19: "Sức đến đâu thì làm đến đấy nhưng kiểu gì cũng phải góp sức mình"
- 28-03-2020“Cách ly là quãng thời gian để tôi thấy: Có cuộc sống bình thường là điều hạnh phúc lắm rồi”
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, ca bệnh nào có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.
Thông thường một cơ thể sau khi đã có kháng thể chống lại virus sẽ không bị tái nhiễm nữa. Tuy nhiên, với virus corona chủng mới lại có những trường hợp không như vậy. Theo báo cáo tại Nhật, một người đàn ông trên 70 tuổi, nhiễm Virus Sars-CoV-2 vào tháng 2.2020. Ông được chữa khỏi và ra viện, Nhưng 2 tuần sau, ông bị sốt cao và đi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.
Một trường hợp khác, một hướng dẫn viên du lịch cũng ở Nhật, bình phục sau khi nhiễm Covid-19, nhưng sau 3 tuần, bệnh nhân này lại xét nghiệm dương tính với nó một lần nữa.
Bình luận về những trường hợp nêu trên, PGS Nga cho rằng: Về nguyên tắc nếu vừa bị nhiễm virus và phát bệnh thì sau khi khỏi, cơ thể sẽ chưa thể bị nhiễm bệnh lại ngay. Trong cơ thể người bình thường sẽ có miễn dịch kéo dài một thời gian sau đó, hoặc suốt đời và trên cơ sở đó người ta chế ra vắc xin. Nếu không có miễn dịch thì không thể chế ra vắc xin ngay hoặc không khỏi bệnh như trường hợp virus HIV. Các nghiên cứu cho thấy sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cơ thể có kháng thể, nên ở Mỹ người ta đã thử nghiệm chế tạo vắc xin.
"Khoa học phải dựa vào tổng thể chung, chứ không dựa vào một vài trường hợp cá biệt. Nên trong mọi nghiên cứu khoa học đều phải căn cứ vào xác suất thống kê. Không bao giờ có sự chính xác đến tuyệt đối 100%", PGS Nga nhận định.
Hai bệnh nhân Vĩnh Phúc được chữa khỏi bệnh viêm phổi cấp Covid-19
Trường hợp nêu trên chưa thấy nói đến sai số khi lấy mẫu, khi vận chuyển mẫu, cá nhân người xét nghiệm và độ chuẩn của máy xét nghiệm nên không thể có kết luận đúng. Bản thân người bệnh có bị mất khả năng miễn dịch với nhiễm khuẩn hay không cũng là một câu hỏi nữa.
Theo PGS Nga, tuyệt đại đa số các trường hợp đã có kết quả âm tính với Covid-19 sau khi điều trị là không tái nhiễm ngay. "Nên thấy xét nghiệm dương tính nghĩa là chưa khỏi bệnh. Tôi cho rằng khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng".
Nguồn: Lá chắn Virus Corona
Báo Dân sinh
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai