Phân loại rác - miệng hát tay làm vừa vui vừa ý nghĩa
Không khí cuối năm như rộn ràng hơn bởi vũ điệu bắt mắt, lời nhạc bắt tai của ca khúc "Này này, phân loại rác đi nào!"..
Chỉ còn ít ngày nữa, năm 2020 đầy biến động sẽ chính thức kết thúc, mở ra một năm 2021 mới với nhiều hứa hẹn tươi sáng hơn. Có thể nói, năm 2020 là năm của những dự án cộng đồng: nghiên cứu và phát triển hệ thống khử khuẩn, diệt khuẩn nơi công cộng, sản xuất nước rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang chống khuẩn số lượng lớn phát miễn phí cho cộng đồng chống dịch… Đặc biệt nhất, 2020 chính là năm bùng nổ của cụm từ sống xanh, từ việc hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần, thay thế bằng những nguyên liệu nhựa thân thiện với môi trường hơn, có khả năng tái sinh cao. Bởi thế, ngay khi ra mắt MV với phần lời đầy ý nghĩa, dễ thuộc, nhịp điệu vui tươi về chủ đề phân loại rác đã nhận được phản hồi tích cực từ người nghe.
Sau màn "ghi điểm" ấn tượng trong chung kết Rap Việt 2020, bố con Xuân Bắc tiếp tục tạo dấu ấn tích cực về thái độ sống xanh – phân loại rác cẩn thận ngay tại nhà
Mẹ Trang đang hướng dẫn Xoài bỏ cốc nhựa vào đúng thùng rác quy định theo phân loại. Ngay cả với một em bé 4 tuổi thì việc phân loại nhựa tái sinh cũng rất đơn giản.
Xem kỹ MV, các khác giả còn dễ dàng nhận thấy màn hoá thân đáng yêu của MC Trang Mù Tạt trong vai chị bán hàng tạp hoá, CEO Tuấn Hải uống trà sáng ở quán nhỏ giản dị bên đường. Bên cạnh đó là rất nhiều người dân Hà Nội cùng các bạn trẻ cũng góp mặt trong MV vui nhộn này.
Xuyên suốt bài hát là thông điệp về phân loại rác thải hộ gia đình, đặc biệt là rác thải nhựa. Việc phân loại rác không phải là vấn đề quá mới, nhưng trước nay hầu như đều chưa được quan tâm đúng và đủ. Nhựa là nguyên liệu không thể thiếu trong cuộc sống, bởi vậy nếu chúng ta cứ thải ra môi trường mà không tính đến hậu quả thì rất nhanh chóng, môi trường sẽ bị huỷ hoại do thời gian phân huỷ nhựa quá lâu, mất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Bởi vậy, sử dụng nhựa tái sinh, nâng cao chất lượng của nhựa, quay vòng tuổi thọ của nhựa là phương pháp thích hợp nhất để bảo vệ môi trường sống. Thấu hiểu điều này, Unilever đã cùng phối hợp với URENCO (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội) bắt tay vào triển khai công tác phân loại rác tại nguồn gắn liền với Thu gom và xử lý rác thải nhựa tại Hà Nội, hiện thí điểm thực hiện trên khu vực quận Hoàn Kiếm, nhận được sự đồng lòng nhất trí của người dân nơi đây.
Chung tay phân loại rác ngay từ nguồn, đúng loại, đúng chỗ không chỉ đóng góp sức mình vào công cuộc sống xanh của xã hội, mà còn tiết kiệm thời gian cho quy trình xử lý và tái sinh: từ rác hữu cơ dễ phân huỷ; cốc, thìa, ống hút nhựa, túi ni lông dùng một lần; đến những vỏ chai, lọ nhựa sẵn sàng cho việc tái sinh một vòng đời mới.
Thông qua MV, URENCO và Unilever đem nhiều kì vọng về một tương lai môi trường sống của người dân Việt Nam được cải thiện, nâng cao, sức khoẻ và đời sống người dân sẽ ngày một tốt lên. Mục tiêu của chiến dịch chính là hình thành chuỗi xử lý khép kín về tái sinh nhựa, giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường để mỗi sản phẩm sử dụng bao bì nhựa ra đời là mỗi vòng đời với nhiều ý nghĩa tích cực. Thêm vào đó, chiến dịch cũng giúp nâng cao ý thức sử dụng nhựa của người dân, hướng tới tiêu chuẩn môi trường xanh – sạch đúng nghĩa. Không chỉ là chiến dịch riêng lẻ, đến năm 2025, Unilever toàn cầu còn cam kết cắt giảm 50% lượng nhựa nguyên sinh, tăng cường nhựa tái chế trong khâu sản xuất bao bì, hướng tới việc 100% nhựa đưa ra thị trường là nhựa tái sinh, tái sử dụng, tự huỷ; hỗ trợ thu hồi và xử lý bao bì nhựa nhiều hơn số lượng mà tập đoàn đã đưa ra thị trường. trên địa bàn các quận trung tâm Hà Nội
Hiểu được giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng vòng đời mới cho nhựa trong nỗ lực giảm thiểu rác thải, Unilever & Urenco hợp tác thực hiện Chương trình Phân loại rác tại nguồn trên toàn TP.Hà Nội từ nay đến hết 2025.
Là một phần trong chương trình, ngày hội đổi rác tái chế lấy quà tặng GREEN DAY được tổ chức vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần trên địa bàn các quận trung tâm Hà Nội, hãy cùng tìm hiểu thêm tại đây nhé.