MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Luật sư chất vấn về việc tách vụ án Huyền Như ra khỏi vụ án bầu Kiên

28-05-2014 - 16:54 PM |


17:29 Luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại những thiệt hại của ACB là từ đâu

17h, Luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải đề nghị HĐXX một số nội dung:

Về phần tố tụng, ở giai đoạn điều tra còn nhiều hạn chế, hiện tượng vi phạm công tác điều tra về xác nhận dấu hiệu để khởi tố. 

Về phần truy tố, ngoài việc các LS đặc biệt khó khăn trong việc tiếp xúc thân chủ. Bản cáo trạng số 10 của VKS đã không tuân thủ luật tố tụng hình sự. Việc HĐXX đưa ra quyết định tạm đình chỉ xét xử với ông Giá ngay ngày đầu tiên cũng là một khó khăn với các LS.

Về nội dung, bản cáo trạng nêu trên cáo buộc bị cáo Hải chịu trách nhiệm với 2 sự việc.

Thứ nhất, cùng thường trực HĐQT ủy thác cho 19 nhân viên gửi tiền vào Vietinbank. LS không biết căn cứ quy kết này là gì. LS cho rằng vào 25/3/2010, Luật TCTD chưa ban hành. Tức là nghị quyết này ra đời khi Điều 106 Luật TCTD còn chưa có.

Tại ACB, tất cả các cuộc họp, trình bày tóm tắt tổng hợp hoạt đông kinh doanh, TGĐ là người trình bày. Nghị quyết của ACB từ trước đến nay, tất cả phải biểu quyết 100%. Tính đồng thuận rất cao. Không thể nói vì anh là tổng giám đốc thì lời nói của anh có trọng lượng hơn.

Nói thiệt hại 718 tỷ do sản phẩm của nghị quyết này gây ra thì phải có hành vi. Các bị cáo còn không biết đường đi của 718 tỷ đó như thế nào mà chỉ được tường thuật tại đây, qua các đối tượng khác và cơ quan điều tra. Hành vi của 19 nhân viên cũng trực tiếp gây ra hậu quả thiệt hại 718 tỷ.

Theo Luật hình sự thì các bị cáo không có đủ yếu tố cấu thành tội cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

Giai đoạn 1 là ra Nghị quyết thì Hải tham gia nhưng giai đoạn 2 là triển khai nghị quyết thì Hải không tham gia. Nếu kết tội ông Hải chịu hình phạt nặng nhất (dưới bị cáo Kiên) là không phù hợp.

Thứ hai, về việc kết tội HĐQT ra hạn mức đầu tư 700 tỷ cho ACBS đầu tư cổ phiếu ACB thông qua ACBI. Đây là sự áp đặt. Chủ trương của HĐQT ACB là đầu tư vào cổ phiếu tốt thanh khoản cao chứ không phải đích danh cổ phiếu ACB. Hải không cố ý hay có một thỏa thuận ngầm nào về việc đầu tư cổ phiếu ACB cả, việc này đã được PWC xác nhận. 

LS đề nghị HĐXX xem xét lại những thiệt hại của ACB có phải là hậu quả từ những chủ trương này không, đồng thời thêm các yếu tố nhân thân để xác định đúng người đúng tội và có hình thức xử phạt hợp lý.

17h30, luật sư Vũ Thị Thiên Ngọc bào chữa cho ông Lý Xuân Hải phát biểu, trình bày về nhân thân của bị cáo Hải với những bằng cấp sáng giá, danh hiệu, đạo đức … LS cho rằng đó là những tình tiết giảm nhẹ, đề nghị HĐXX lưu tâm.

Tòa nghỉ tại đây. 8h15 sáng 29/05 sẽ tiếp tục
 
16:17 Luật sư đặt câu hỏi việc tách vụ án Huyền Như ra khỏi vụ án này

15h40, luật sư Vũ Ngọc Chi bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn phát biểu quan điểm.
 
15h45, luật sư Lưu Văn Tám bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải và Huỳnh Quang Tuấn. LS này cho rằng VKS chỉ tập trung vào chứng cứ buộc tội chứ chưa đề cập xem xét đến các chứng cứ mới có tính chất giảm tội trong phần xét hỏi. LS Hưng cũng đặt câu hỏi về việc tách vụ án Huyền Như ra khỏi vụ án này.

15:31 Không có quan hệ nhân quả giữa hành vi ủy thác gửi tiền của các bị cáo và thiệt hại với ACB

15h05, Luật sư Phùng Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ cho biết, trong cuộc họp ngày 28/2/2011, ông Lê Vũ Kỳ đã không đồng ý về hành vi ủy thác gửi tiền. Trước đó, nghị quyết hồi tháng 3/2010 đã hết hiệu lực.

Ông Kỳ chỉ có quyền đưa ra ý kiến cá nhân và chấp nhận theo số đông. Dù ông Kỳ không chấp thuận thì chủ trương này cũng không thể dừng được do số đông đã đồng ý. Chuyên môn của ông Kỳ là công nghệ thông tin nên việc chấp thuận là do tin tưởng với các thành viên khác.

Luật sư Tuấn đồng ý với quan điểm của Luật sư Tâm rằng đối với số tiền 718 tỷ đồng, Ngân hàng ACB đã gửi tiền hợp pháp vào Vietinbank. Việc mất tiền là do Huyền Như lừa nhân viên, lãnh đạo của mình. Tiền Huyền Như chiếm đoạt là từ túi Vietinbank chứ không phải từ túi ACB.

Tóm lại, không có quan hệ nhân quả giữa hành vi ủy thác gửi tiền của các bị cáo và thiệt hại với ACB.

 
15:08 Luật sư: "Chưa có chế tài xử lý, không có căn cứ để xử lý hình sự các bị can"

14h chiều 28/05/2014, phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm tiếp tục.

LS Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho ông Trịnh Kim Quang.

Có những tình tiết mới đã xuất hiện so với hồ sơ, được xem xét công khai nhưng đại diện VKS không đề cập gì.

Vềquá trình tố tụng, quyết định khởi tố bị can Trịnh Kim Quang là vi phạmđiều 126 luật tố tụng hình sự. QĐ này không ghi những nội dung quan trọng: ngày lập biên bản họp HĐQT, không ghi rõ luật TCTD 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011, không ghi thời điểm Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tiền từ tài khoản của 19 cá nhân là nhân viên của ACB. Điều này khiến cho, khi đối chiếu thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm áp luật đã thấy các CQĐT đã tự cho mình áp dụng luật TCTD và thông tư 02 của NHNN. QĐ khởi tố bị can là không đủ căn cứ pháp luật.

Về quyết định tách nhậpvụ án với vụ Huyền Như, căn cứ khoản 2 điều 3 bộ Luật hình sự, việc xácđịnh tội của các bị cáo này không thể tách rời với vụ Huyền Như cũng như trách nhiệm dân sự của Vietinbank. Việc kết tội các thành viên HĐQT của ACB có cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng hay không phải xem xétthiệt hại của ACB có được đền bù hay không.

Cáo trạng truy tố các bị cáo vì ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên TTCK – làm trái quy định QĐ 27 của Bộ Tài chính chứ không truy tố vì hành vi thực hiện đầu tư cổ phiếu sau đó. Đó là giới hạn phạm vi truy tố của cáo trạng.

Luận cứ bào chữa của Luật sư:

Vềhành vi chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền của ACB, hành vi của các thành viên HĐQT không trái với điều 106 luật TCTD do luật này có hiệu lực từ 1/1/2011 nên không có tác dụng hồi tố với hành động xảy ra trước đó. Việc ủy thác này lúc đó chịu điều chỉnh của Luật TCTD 1997, quyết định 742 của Thống đốc NHNN. Việc ủy thác trong giai đoạn này không gây ra bất kỳ thiệt hại nào. VKS tối cao đã buộc phải thừa nhận rằng trước ngày 1/1/2011 không cấm các TCTD gửi tiền vào TCTD khác mà còn cho phép. Điều này đã được ghi vào hồ sơ bổ sung. Không thể nào việcNHNN chậm ban hành văn bản hướng dẫn lại có nghĩa rằng các văn bản đã được Quốc hội thông qua lại không được phép áp dụng và không có nghĩa là các TCTD phải dừng các hoạt động khi chưa được hướng dẫn.

Cho đến nay, NHNN cũng chưa có văn bản hướng dẫn nào về việc TCTD ủy thác cho các cá nhân gửi tiền vào TCTD khác. Có nghĩa là điều này là điều đương nhiên mà các TCTD được thực hiện nên NHNN không cần văn bản hướng dẫn. Thực tế, ACB đã thực hiện điều này từ năm 2008.

“Đây là mộtthực tế rất bất cập trong công tác quản lý hành chính của nước ta” – LS bày tỏ quan điểm. – “NHNN phải tự xác định trách nhiệm của mình trong việc quản lý hệ thống ngân hàng”.

Giả sử ACB phải chờ hướng dẫn của NHNN thì chính NHNN đã không thực hiện tròn trách nhiệm của mình. Nếu ACB sai, phải xử lý như thế nào? Chính NHNN cũng nói chưa có chế tàixử lý. Vậy VKS không có căn cứ để xử lý về mặt hình sự đối với các bị can.

Về mặt chủ quan, vào thời điểm ký biên bản họp HĐQT của ACB, các thành viên không phải cố ý làm trái. Không ai thấy trước hậu quả mất tiền và mong muốn bị mất tiền từ chủ trương này.
Việcđể mất 718 tỷ không phải do lãnh đạo ACB cố ý làm trái. Vietinbank phải trả lại ACB, và Huyền Như phải trả lại cho Vietinbank. Nếu VKS rằng có hậu quả thì hãy chứng minh.
LS Tâm tiếp tụcbào chữa về chủ trương đầu tư cổ phiếu của HĐQT ACB, là đầu tư vào các cổ phiếu tốt có thanh khoản cao. Nhưng VKS dường như đã cố gắng hướng các lời khai của những nhân chứng tại tòa để chứng minh rằng chủ trương của HĐQT ACB là đầu tư vào cổ phiếu ACB thông qua ACBI. Song chính nhữngnhân chứng này cũng đã giải thích lại lời khai trong bản điều tra.

Luật sư Tâm nhắc lại chi tiết lời khai của công ty kiểm toán PWC về việc ông Lý Xuân Hải đã rất ngạc nhiên và tức giận khi biết thông tin. Điều này có tính xác thực hơn nhiều so với những lời khai “đầy mâu thuẫn” của các nhân chứng mà tòa triệu tập.

Kết luận lại, Luậtsư Tâm nói, vụ án này xảy ra trong hoàn cảnh rất phức tạp. Luật quy định còn nhiều khiếm khuyết. CQĐT có lúng túng trong việc giải quyết. Vụán này xuất phát từ chính thực trạng luật pháp của chúng ta, cho nên cần có cái nhìn tổng thể về thị trường tài chính và luật pháp để xem xét hành vi của các bị cáo.


11h34 Tòa tạm nghỉ
 
11:34 Số tiền 718 tỷ chưa thu hồi được không phải hậu quả trực tiếp từ việc ủy thác

11h00: Tòa cho phép ông Kiên phát biểu nhưng ông Kiên nói sẽ phát biểu sau.

Luật sư Phạm Danh Tín bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang phát biểu.

Cáo trạng kết luận Nghị quyết HĐQT của ACB về việc ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền tiết kiệm khi NHNN chưa có hướng dẫn gây thiệt hại cho ACB 718 tỷ.  Luật sư không đồng ý vì về khách quan, khi đó luật TCTD 2010 chưa được thông qua. Luật TCTD 1997 và sửa đổi 2004 đang có hiệu lực, và TCTD được quyền ủy thác và nhận ủy thác. 

Đại diện NHNN khẳng định công văn 30 của NHNN về việc ủy thác gửi cho cơ quan điều tra chỉ mang tính tham khảo. Điều đó cho thấy các bị cáo không cố ý vi phạm.

Số tiền 718 tỷ chưa thu hồi được không phải hậu quả trực tiếp từ việc ủy thác này mà là do Huyền Như gian dối chiếm đoạt.

Về hành vi cấp hạn mức đầu tư cổ phiếu: chủ trương của HĐQT ACB tại cuộc họp 2/11/2009 là đầu tư vào cổ phiếu tốt thanh khoản cao, ủy quyền cho ông Kiên thực hiện. (LS mô tả lại quá trình đầu tư và dẫn các quy định như trong các phiên tòa trước).

LS cho rằng kết luận các bị cáo vi phạm tội danh cố ý làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng của VKS là không đúng. Đến nay, các quy định pháp luật bao gồm các quy định trong ngân hàng cũng vẫn đang được họp và chưa thông qua.

11h20, Luật sư Huỳnh Quang Tuấn bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ phát biểu.

Dẫn điều luật TCTD và các thông tư của NHNN, theo LS, ông Kỳ cũng như các thành viên ban lãnh đạo của ACB không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh của TCTD. Quy kết của VKS là không đủ căn cứ. 
11:04 Đề nghị bác bỏ quy kết tội trốn thuế với ông Kiên

Luật sư Ngô Huy Ngọc trình bày tội trốn thuế:

Khái niệm trốn thuế được quy định tại điều 108, LS tóm tắt nội dung điều 108 về khái niệm trốn thuế. Theo đó, ông Kiên và B&B không vi phạm điều gì trong quy định này. Toàn bộ quá trình thẩm vấn và hồ sơ vụ án không có lời khai của ông Kiên về việc chuyển tiền cho Hương, lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội để B&B không phải nộp thuế. Quá trình thẩm vấn cũng cho thấy điều đó.

Theo LS, trong kết luận của VKS, hàm lượng khách quan quá ít.

Thứ nhất, các văn kiện luận tội của VKS xác định hợp đồng với Hương là trá hình. Trá hình là như thế nào? Các hợp đồng giao dịch giữa B&B, bà Thúy Hương, ACB là các giao dịch hoàn toàn đúng quy định, quy trình, đầy đủ thủ tục. B&B đã thiết lập các giao dịch ủy thác ACB về giao dịch mua bán vàng trạng thái sau khi làm hợp đồng với bà Hương. 2 giao dịch này có quan hệ độc lập. 

Thứ hai, trong các quyết định về trưng cầu giám định về nghĩa vụ phát sinh thuế của B&B có nhiều thiếu sót (LS dẫn các chứng cứ đã đưa ra tại các phiên thẩm vấn trước).

“Tôi đã hỏi ông Kiên trong các năm qua, các DN của ông đã đóng thuế bao nhiêu? Các DN này đóng rất nhiều tiền thuế, động cơ nào để ông Kiên trốn 25 tỷ tiền thuế?” – LS đặt câu hỏi.

Các cơ quan thuế đều thừa nhận B&B không có sai phạm nào về thuế trong năm 2009. 

“Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị quy kết tội trốn thuế khiến rất nhiều người không ngờ. Ông Kiên là doanh nhân đóng góp cho đất nước rất nhiều thông qua việc đóng thuế. Không có căn cứ chứng minh tội trốn thuế của ông Kiên. Tôi đề nghị HĐXX bác bỏ quy kết này.” – LS Ngọc kết luận.

10:57 Nhiều chứng cứ mà các LS muốn thẩm vấn Huyền Như và Vietinbank nhưng bị từ chối

Sau giờ giải lao, LS Vũ Xuân Nam tiếp tục phần bào chữa.

Luật sư dẫn các quy định tại quyết định 1284 của Thống đốc NHNN về quy chế mở và sử dụng tài khoản cho thấy, các cá nhân mở tài khoản tại Vietinbank có quyền nhận ủy thác như thực tế họ đã làm. Việc ACB ủy thác là không sai, dù hành vi này thực hiện trong bối cảnh NHNN chưa có hướng dẫn cụ thể. LS cũng dẫn các quy định khác chứng minh không có hướng dẫn nào của NHNN về việc TCTD đem tiền gửi vào TCTD khác. 

LS cho biết, trong hồ sơ có nhiều chứng cứ mà các LS muốn thẩm vấn Huyền Như và Vietinbank nhưng bị từ chối. 

“ACB đã gửi tiền như vậy vào 26 ngân hàng và hạch toán tiền lãi, nộp thuế qua các kỳ thanh tra của ngân hàng nhà nước nhưng không gặp vấn đề gì cho đến khi vụ Huyền Như xảy ra. Cơ quan điều tra đã sao chụp một số tài liệu từ vụ Huyền Như để chuyển sang hồ sơ vụ này, cho thấy sự dịch chuyển biến mất của số tiền 718 tỷ.” – LS Nam phát biểu.

(LS mô tả lại quá trình ủy thác gửi tiền và đường đi của 718 tỷ).

LS tiếp tục dẫn các quy định về hạch toán kế toán gửi tiền tiết kiệm với các loại tài khoản mở tại ngân hàng, tức là các loại tài khoản mở tại Vietinbank có mã số khác nhau, có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa ngân hàng với khách hàng. 

Vietinbank không đòi khách hàng đứng tên hợp đồng tín dụng mà lại thu hồi tài sản thế chấp là số tiền trong tài khoản của khách hàng bất chấp việc hồ sơ vay là giả. 

LS đặt câu hỏi, tại sao cả hệ thống tố tụng không nhận ra một việc rằng, vì không giải quyết rõ ràng vụ Huyền Như mà cả một ban lãnh đạo của ACB rơi vào vòng lao lý?

10:11 Ông Kiên không thể là người trực tiếp chủ mưu phạm tội như cáo trạng quy kết

Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

LS Nam dẫn lại nội dung cáo trạng về việc kết tội ông Nguyễn Đức Kiên. 

LS trình bày:

Trong ban điều hành ACB, ông Kiên là phó chủ tịch hội đồng sáng lập, chủ tịch hội đồng đầu tư, giữ chức năng tư vấn chứ không thuộc cơ cấu bộ máy có tính chất pháp định. Ông Kiên không thể là người trực tiếp chủ mưu phạm tội như cáo trạng quy kết.

Về hoạt động ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền, LS Nam dẫn các quy định pháp luật và quy định của NHNN như LS Hùng. 

LS Nam cho biết, ông Trần Xuân Giá đã trình bày: “Trên thực tế không có áp lực nào với tôi về việc thường trực HĐQT phải ra quyết định đó”. Chi tiết Kiên gây áp lực đã được lược bỏ tại cáo trạng. Nếu không có hành vi gây áp lực thì không có căn cứ cho rằng ý kiến của Kiên trong cuộc họp là chỉ đạo để làm theo nhưng tại bản luận tội VKS lại đưa ý này vào.

Trong quá trình nắm giữ cổ phần Kiên chưa bao giờ tạo thành nhóm cổ đông chiếm trên 10% vốn điều lệ để thực hiện các quyền liên quan đến việc miễn nhiệm bãi nhiệm các thành viên HĐQT.

10:07 Luật sư đề nghị khởi tố cơ quan thanh tra NHNN vì thiếu trách nhiệm trong quản lý

Luật sư Hoàng Đôn Hùng trình bày về hành vi ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền.

LS dẫn các quy định của Luật TCTD, các thông tư của NHNN và điều lệ của ACB tại thời điểm thực hiện hoạt động ủy thác này để chứng minh văn bản ủy thác là hợp lý, phù hợp với các quy định của Nhà nước. 

LS cũng dẫn các văn bản, nội dung các cuộc họp chứng minh NHNN chưa hề có ý định hướng dẫn về hoạt động ủy thác cho các TCTD.

Đối với luật TCTD 2010, NHNN vẫn chưa ban hành hướng dẫn điều 55. 

Vì vây không thể cho rằng việc ủy thác gửi tiền của ACB khi chưa có quy định của pháp luật là sai luật.

Có 3 vấn đề trong vụ án này:

Thứ nhất, ông Thảo (Phó chánh thanh tra, giám sát NHNN, đại diện NHNN tại tòa) chưa xuất trình được giấy ủy quyền của thống đốc NHNN ký công văn 30. Nếu không có, đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông này.

Thứ hai, đại diện NHNN cũng xác nhận công văn 30 chỉ mang tính tham khảo nội bộ về việc ACB ủy thác gửi tiền sau ngày 1/1/2011. Chưa phù hợp không có nghĩa là vi phạm Pháp luật nên cáo trạng căn cứ công văn này quy kết tội là không đúng.

Thứ ba, về điều 90 luật TCTD, NHNN cho rằng ACB không được ủy thác khi chưa có sự cho phép của NHNN, điều này mâu thuẫn với chính công văn 30.

Theo quy định của NHNN, các hoạt động mà NHTM đang thực hiện và dự kiến thực hiện đã được thể hiện. NHTM có thể thực hiện ngay 20 nhóm hoạt động kinh doanh không thuộc nhóm 6 hoạt động phải xin phép: thanh toán quốc tế, góp vốn mua cổ phần, kinh doanh hoạt động ngoại hối, kinh doanh hoạt động phái sinh…

Hoạt động ủy thác đang được thực hiện bình thường đúng Pháp luật từ nhiều năm qua, không phải chờ hướng dẫn, khi nào có hướng dẫn mới khác đi thì mới điều chỉnh. 

Việc Huyền Như dùng chữ ký giả, hồ sơ giả để rút tiền từ Vietinbank diễn ra trong một thời gian dài. Việc phán quyết của tòa rằng Vietinbank không có trách nhiệm trong việc này gây hoang mang lo ngại cho khách hàng. Đã xác định được các địa chỉ tiền chuyển từ các tài khoản cá nhân.

Vietinbank có nhiều sai phạm khi để Huyền Như thực hiện được nhiều hành vi sai trái. Nguyên nhân lỗi là từ ngân hàng này. Với cách thức quản lý của Vietinbank, Huyền NHư có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền vào NH này. 

CQĐT tách vụ án Nguyễn Đức Kiên ra khỏi vụ Huyền Như đồng thời khởi tố các bị can này về tội cố ý làm trái nhưng cả 2 vụ án đều liên quan đến 718 tỷ đồng tiền gửi của ACB. Vụ Huyền Như phải có kết luận rõ ràng chính xác hơn về mối quan hệ giữa các đối tượng, ai chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm bao nhiêu… thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác cho vụ án này.

Thứ tư, nhiều dấu hỏi về quá trình điều tra truy tố. Không hề có nhóm hành vi nào liên quan đến hành vi tham nhũng. Cáo trạng xác định ông Kiên và các cá nhân ACB không tư lợi cá nhân nên không thể xác định là tham nhũng. Không thể xếp vụ án này là đại án tham nhũng.

Luật sư Hùng đề nghị khởi tố cơ quan thanh tra NHNN vì thiếu trách nhiệm trong quản lý.

09:12 Luật sư: Phán quyết tội cố ý làm trái là không đúng

Luật sư Hùng tiếp tục bào chữa về chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng đầu tư chứng khoán và hành vi ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền vào Vietinbank.

Luật sư tóm tắt lại nội dung cuộc họp HĐQT của ACB vào ngày 2/11/2009 về các chủ trương trên. Mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa ACBS và ACBI phù hợp pháp luật, cụ thể là luật đầu tư. Theo xác nhận của các bên, chứng khoán hình thành từ hợp tác này do ACBI đứng tên sở hữu, ACBS chỉ là người hưởng lợi ích từ quyền sở hữu chứ không sở hữu trực tiếp. Kiểm toán PwC cũng đã nói không nhận thấy có sai phạm gì trong hợp đồng này mà chỉ lưu ý ACB xem xét lại hợp đồng.

ACB và KienLongbank, ACB và VietBank là mối quan hệ liên ngân hàng bình thường. Mối quan hệ mua bán trái phiếu giữa KienLongbank, VietBank, ACB, ACBI, ACI Hà Nội cũng là việc đầu tư bình thường của các tổ chức. ACB xem xét hỗ trợ vốn cho các ngân hàng này mua trái phiếu cũng chỉ là hoạt động hỗ trợ vốn bình thường, nếu không có nguồn vốn này thì VietBank cũng có thể dùng nguồn khác để mua. Bên phát hành trái phiếu có khả năng trả gốc và lãi.

HĐXX phán quyết các bị cáo phạm tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, kinh doanh trái phép là không đúng, gây rối loạn hoạt động của các DN này.

Kết tội ACBS hợp tác đầu tư với ACI và ACI Hà Nội mua cổ phiếu ACB là không đúng, vì hợp đồng này đã được tất toán từ tháng 6/2010. Các khoản thu đã được ACI và ACI Hà Nội chịu trách nhiệm. ACI và ACI Hà Nội đã xác nhận không còn liên quan gì với ACB và ACBS trong hoạt động đầu tư này.

Qua đó, luật sư cho rằng VKS không cập nhật diễn biến, lời khai, chứng cứ đưa ra tại phiên tòa.

09:11 Luật sư xuất trình chứng cứ bào chữa cho hành vi trái phép của bầu Kiên
 
Ngày 28/5/2014, phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Kiên bước sang ngày thứ 8.

Luật sư Vũ Xuân Nam và Hoàng Đôn Hùng tiếp tục phần bào chữa cho ông Nguyễn Đức Kiên.

LS Hoàng Đôn Hùng xuất trình chứng cứ để bào chữa cho hành vi kinh doanh trái phép, đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 1 số DN lớn có đầu tư góp vốn vào các ngân hàng khác như PNJ là cổ đông của ngân hàng Đông Á, Tập đoàn xăng dầu là cổ đông của ngân hàng Xăng dầu, SJC cổ đông Eximbank, CTCP Him Lam là cổ đông của Liên Việt…

LS cũng xuất trình các giấy đăng ký kinh doanh các công ty của công Kiên, chứng cứ để bào chữa hành vi trốn thuế là các văn bản hỏi của B&B với các cơ quan kê khai thuế.

08:08 CÁC MỨC ÁN ĐỀ NGHỊ CHO 8 BỊ CÁO

Theo đề xuất của VKS, ông Trần Xuân Giá đang tạm đình chỉ nên không xem xét. Các hình phạt với các bị cáo khác như sau:

Nguyễn Đức Kiên bị xử các tội Kinh doanh trái phép: 18-24 tháng tù; phạt tiền 25-30 triệu, tịch thu tiền kinh doanh trái phép. Trốn thuế: 4-5 năm tù giam: truy thu số tiền gần 25 tỷ đồng, tuyên phạt 2-3 lần số tiền trốn thuế; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 16-18 năm tù giam; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 14-15 năm tù. Viện Kiểm sát đề nghị mức án chung cho các tội đối với Kiên là 30 năm tù giam.

Trần Ngọc Thanh: phạt 9 - 10 năm tù.

Nguyễn Thị Hải Yến: 7 – 8 năm

Lý Xuân Hải: 12 -14 năm tù. Cấm đảm nhiệm, điều hành các TCTD từ 3-5 năm sau khi ra tù.

Lê Vũ Kỳ: 7 – 8 năm tù.

Trịnh Kim Quang: 6- 7 năm tù.

Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn: 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.



TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC PHIÊN TÒA XỬ BẦU KIÊN TỪ SÁNG 20/5 ĐẾN NGÀY 27/5



Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 20/5

Phiên tòa xét xở sơ thẩm bầu Kiên và 8 đồng phạm được mở trở lại sau khi tạm hoãn ngày 16/4. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 5/6. Tòa án quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá do bệnh nặng và đang rất yếu

Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 20/5

Các bị cáo đều cho rằng các tội danh bị truy tố là không chính xác, không thỏa đáng. Tòa xét hỏi 2 nhân viên dưới quyền của ông Kiên là bà Yến và ông Thanh về hoạt động đầu tư tài chính của ACBI


Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 21/5

Tòa xét hỏi về hoạt động mua bán cổ phiếu thép Hòa phát, về kinh doanh vàng

Bầu Kiên khẳng định nhiều người biết cổ phiếu thép Hòa Phát đã bị thế chấp.Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long trong khi đó khai là không biết.

Về kinh doanh vàng, bầu Kiên khẳng định chỉ kinh doanh giá vàng chứ không kinh doanh vàng hay vàng trạng thái

Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 21/5

Tòa xét hỏi về hoạt động kinh doanh của ACBI

Các cơ quan né tránh trách nhiệm trả lời về hoạt động kinh doanh của công ty bầu Kiên. ÔngKiên đề nghị triệu tập đại diện VCCI và mời bà Phạm Chi Lan làm nhân chứng trả lời vì tất cả các cơ quan mà Tòa đã hỏi đều khôngđủ thẩmquyền để trả lời về vấn đề của ông


Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên sáng 22/5

Tòa xét hỏi về hoạt động kinh doanh của ACB, công ty B&B, hoạt động ủy thác đầu tư

Bầu Kiên tay cầm các văn bản, tự bào chữa trước tòa bằng việc dẫn quy định pháp luật và chỉ ra các sai sót của cơ quan điều tra

Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ bầu Kiên chiều 22/5

Tòa thẩm vấn về ủy thác đầu tư tiền gửi, về hoạt động kinh doanh của các công ty con

Các nguyên lãnh đạo ACB khẳng định ủy thác gửi tiền là không trái luật; Bầu Kiên và gia đình ông Trần Mộng Hùng là cổ đông lớn, giữ trên dưới 30% cổ phần nên có tiếng nói quyết định; Ông Kiên tiếp tục tự bào chữa bằng những dẫn chứng từ các luật, yêu cầu gửi khiếu nại lên Tổng Bí thư, ông Nguyễn Bá Thanh...


Nội dung phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Bầu Kiên sáng 23/5

Tòa thẩm vấn về việc ủy thác tiền gửi của ACB tại Vietinbank

-NHNN khẳng định trước khi luật các TCTD 2010 có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 thì không có luật nào quy định về ủy thác gửi tiền, nhưng giữ nguyên quan điểm ngân hàng đem tiền đi gửi vào ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn là vi phạm luật TCTD.

- Kế toán trưởng ACB và người được toàn quyền đi liên hệ với đại diện Vietinbank để gửi tiền đều khai không biết Huyền Như.

- Huyền Như khai cố tình chiếm đoạt 718 tỷ đồng của ACB do ngân hàng này có nhiều sơ hở

Nội dung phiên tòa xử sơ thẩm vụ Bầu Kiên chiều 23/5

Tòa xét hỏi về việc gửi tiền tại Vietinbank và đầu tư cổ phiếu ACB

HuyềnNhư và Vietinbank cho rằng do ACB quản lý lỏng lẻo nên tạo điều kiện cho Như chiếm đoạt tài sản. Phía ACB khẳng định nhân viên ngân hàng giaodịch với Huyền Như với tư cách pháp nhân nên Vietinbank phải trả tiền.

Các bị cáo khẳng định việc đầu tư của ACBS không sai chủ trương. Tiền mua cổ phiếu ACB không phải của ACB mà của Vietbank. Việc hợp tác đầu tư với các đơn vị khác không sai.


Nội dung phiên tòa xét xử sáng 24/5

Hỏi về hoạt động ủy thác gửi tiền tại Vietinbank

Đại diện NHNN có mặt trả lời về các vấn đề liên quan tới hoạt động ngân hàng tuy nhiên hầu hết các câu trả lời là không biết, không nhớ hoặc xin không trả lời. Đại diện Vietinbank và luật sư đối đáp căng thẳng xung quanh vấn đề trách nhiệm của Vietinbank với tài sản của khách hàng.

NguyênTGĐ ACB khẳng định kiểm tra các chứng từ thì tiền của nhân viên ACB gửiđã vào hệ thống Vietinbank. Bầu Kiên đề nghị kiểm tra hệ thống của NHNNlà biết tiền đã vào hay chưa.


Nội dung phiên tòa sáng 26/5

Tòa tiếp tục thẩm vấn về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, ủy thác gửi tiền của các bị cáo.

- Bầu Kiên tiếp tục kêu oan, chỉ ra các sai sót của Bộ Tài chính, đồng thời xin miễn tội cho 2 bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. 

- Đại diện ACB và ACBS khẳng định việc hợp tác đầu tư với ACI không gây thua lỗ như cáo trạng nêu.

- VietBank khẳng định việc đầu tư trái phiếu ACBS và ACI là hợp pháp. Hiện trái phiếu ACBS đã tất toán còn trái phiếu ACI cho gia hạn vì kinh doanh tốt.

- ACB kiên quyết đòi Vietinbank chịu trách nhiệm với 718 tỷ đồng tiền gửi và phải làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như.

Nội dung phiên tòa chiều 26/5

- Ngân hàng ACB tiếp tục đòi Vietinbank chịu trách nhiệm chứ không phải cá nhân Huyền Như. Vietinbank khẳng định đó là trách nhiệm của Huyền Như, do ACB sơ hở nên bị chiếm đoạt tài sản.

- Ông Kiên cho rằng ông không thiếu tiền để phải đi lừa đảo ai và không tin ở Việt Nam có aicó thể lừa được ông Trần Đình Long chủ tịch tập đoàn Hòa Phát. Ông Longxin giải thích về câu trả lời về cổ phiếu thế chấp đã nói hôm 21/5 nhưng không được tòa đồng ý.

- Đại diện NHNN khẳng định cho đến nay vẫn chưa có quy định nào về việc ủy thác sai.


Nội dung phiên tòa sáng ngày 26/5

Nửa buổi sáng, luật sư và Hội đồng xét xử hỏi các bị cáo và người liên quan về các hành vi trốn thuế, ủy thác gửi tiền. Tòa cũng kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh tụng.

Viện kiểm sát đề nghị các hình phạt cho các bị cáo gồm: Nguyễn Đức Kiên 30 năm tù giam; 
Trần Ngọc Thanh 9 - 10 năm tù; Nguyễn Thị Hải Yến 7 – 8 năm; Lý Xuân Hải 12 -14 năm và cấm đảm nhiệm, điều hành các TCTD từ 3-5 năm sau khi ra tù; Lê Vũ Kỳ 7 – 8 năm tù; Trịnh Kim Quang 6- 7 năm tù; Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.

Nội dung phiên tòa xử chiều 27/5

Tòa bước sang phần tranh tụng. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên tội lừa đảo và kinh doanh trái phép

Các luật sư đều cho rằng, các mức phạt mà Viện kiểm sát đề nghị (ông Kiên 30 năm tù; ông Thanh 9 -10 năm; bà Yến 7 – 8 năm) là quá nặng và cho rằng buộc tội lừa đảo là không thỏa đáng vì các hành vi của các bị cáo chỉ là hành vi chứ chưa cấu thành tội, hơn nữa Hòa Phát đã nhận đủ 264 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu chuyển cho ACBI và thừa nhận sai sót nên không xác định được đối tượng bị lừa.

Về tội kinh doanh trái phép, luật sư cũng cho rằng không thỏa đáng với ông Kiên, và rằng nếu ông Kiên bị truy tố tội kinh doanh trái phép thì về sau, CQĐT có thể khởi tố bất kỳ ai tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường và bất kỳ DN nào đã đầu tư góp vốn vào DN khác.

Ông Kiên xin tự bào chữa cho mình nhưng không được chấp thuận, HĐXX yêu cầu ông Kiên có thể bào chữa sau luật sư.

Hải Minh - Nguyễn Hằng

kyanh

CafeF/Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên