17:18: Vợ Dương Chí Dũng khai tiền mua 3 căn hộ là của bà
Bà Phạm Thị Mai Phương – vợ Dương Chí Dũng
Bà Phương kháng cáo phần kê biên tài sản gồm 3 căn hộ trong đó 2 căn hộ mang tên cô Thảo (bồ nhí của Dương Chí Dũng) và 1 căn hộ ở Nguyên Hồng.
“2 căn hộ cô Thảo đứng tên là chồng tôi lấy tiền của tôi, mà tôi thì lấy tiền của người khác đưa cho nên tôi phải trả lại. Căn hộ tôi đang ở thì chưa sang tên nhưng là một phần tiền của mẹ tôi và tiền tôi buôn bán làm ăn mà có, tiền anh ấy không có nhiều ở đấy, nên tôi không đồng ý”
Nguồn tiền mười mấy tỷ mua nhà là cầm của Vũ Tiến Sơn – CA Hải Phòng, không có chứng cứ nhưng giờ Sơn đang ở trong trại, tòa có thể hỏi.
Căn nhà ở Nguyên Hồng mua 2002, mua hơn 3 tỷ nhưng chưa chuyển tên vì tiền cầm của mẹ đẻ, chưa có tiền trả mẹ và không có tiền sang tên. Nhà bà Phương đang ở, giấy sở hữu cũng do bà Phương quản lý.
Bà Ngô Thị Vân – vợ Mai Văn Phúc
Kháng cáo về phần kê biên căn hộ ở Hạ Long, vì căn nhà đó do bà dành dụm, đổi 1 cái tủ lạnh, nuôi lợn nuôi gà mua năm 1983. Đó là ngôi nhà duy nhất có sổ đỏ để thờ cúng gia tiên, còn nhà ở Thụy Khuê thì không có sổ đỏ, nằm trong diện di dời của thành phố.
Bà Vân cho rằng tài sản của cả vợ cả chồng thì có 1/2 quyền lợi.
Hà - em gái Sơn, giám đốc công ty Phú Hà
Sơn nói là mượn tài khoản của công ty để nhận tiền về nhưng phải ký một hợp đồng khống thông qua công ty Phú Hà, chuyển 1 lần vào khoảng tháng 6/2008. Số tiền 1,66 triệu USD chuyển vào tài khoản của Phú Hà, được Hà rút bằng tiền VND theo quy định của ngân hàng. Số tiền được chuyển cho Huyền (em gái)được Hà khai là 10 tỷ. Huyền chuyển lại cho 3 tỷ do Sơn cần.
Hà chuẩn bị 5 tỷ để đưa Sơn. Không nhớ có khoản 2 tỷ nào không.
Huyền – em gái Sơn
Nhận được 10 tỷ của Hà gửi, gửi chuyển sang tiền tiết kiệm để khi Sơn cần thì rút ra. Tiền lãi gửi tiết kiệm là 135 triệu. Có đưa cho Sơn 5 tỷ để đưa cho vợ của Dũng. Lần thứ 2, đưa 3 tỷ cho Sơn để đưa cho Phúc.
Long – chồng Huyền
Từng đưa Sơn đến khách sạn Hoa Hồng rồi về luôn, có hỏi Sơn mang tiền đi đâu thì được biết là đưa đến nhà Phúc.
16:31: Chi phí neo đậu ụ nổi khoảng 1 tỷ đồng/tháng
Giống như Đức, Lê Ngọc Triện biết ụ nổi không phải tàu biển, là người phê duyệt bước 2, Triện không yêu cầu những giấy tờ mà tàu biển nhập khẩu phải có.
Triện có cha già ốm yếu, anh trai thương binh và bản thân từng làm trong quân đội, bệnh cũ tái phát khiến đi lại khó khăn, Triện xin giảm án. Tiền yêu cầu bồi thường 9 tỷ là quá lớn.
Ông Sợi – đại diện của Tổng công ty hàng hải Việt Nam cho biết, Chính phủ cho tạm dừng nên đến bây giờ DA cũng như hạng mục ụ nổi đang ở tình trạng tạm dừng. Ụ đang neo ở cảng Lò Dầu (Đồng Nai), toàn bộ chi phí liên quan đến neo đậu ụ khoảng 800 triệu – 1 tỷ/tháng.
Tổng công ty đã đề xuất phương án xử lý lên Bộ GTVT là bán ụ nổi nhưng cơ quan điều tra nói đây là tang vật vụ án nên khi nào có quyết định mới được bán để thu hồi vốn.
Hiện tại ụ nổi đang được bảo vệ bởi một đội bảo vệ của công ty. Khoản tiền nợ do neo đậu ụ có thể lên tới 23,6 tỷ. Tòa hỏi: có phải Ụ không cho thuê được, không bán được mà thậm chí có thể phá ụ để bán sắt phế liệu? ông Sợi cho rằng sau này thị trường vận tải biến khá lên, có thể bán được ụ.
16:30: Bị cáo Lê Văn Lừng xin giảm án
Bị cáo Lê Văn Lừng trả lời tại tòa là không thay đổi lời khai.
Lừng khai mình thiếu trách nhiệm trong công tác chứ không cố ý làm trái quy định của nhà nước. Lừng xin giảm hình phạt số năm tù và xin giảm bồi thường vì bản thân đã 12 năm trong quân đội, bảo vệ Trường Sa 6 năm, bố mẹ gần 90 tuổi, vợ ung thư hiểm nghèo, nếu 8 năm tù thì gia đình không ai chăm sóc. Khi thực hiện không có mục đích tư lợi gì.
“Tôi chỉ thực hiện bước 3 thôi, mà bước 1, bước 2 lãnh đạo đã phê duyệt rồi, tôi cũng chỉ có cách ký bước 3 thôi”.
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên bây giờ không thể đóng tiền để khắc phục một phần thiệt hại được.
16:00: Tòa: Huỳnh Hữu Đức đồng phạm là hoàn toàn đúng
15h40: Đưa Bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện vào.
Bị cáo Huỳnh Hữu Đức:
Không thay đổi kháng cáo, xin giảm hình phạt và giảm tiền bồi thường. Đức nhận thức được ụ nổi không phải tàu biển và nếu nói cố ý thì Đức không có mục đích và động cơ.
Tòa chỉ ra rằng theo những văn bản của Cục hải quan quy định về vấn đề liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, là hải quan thì Đức phải biết việc nào là vi phạm.
Lý do xin giảm hình phạt: mức án quá cao so với Đức vì Đức chỉ cho kiểm tra 100% ụ nổi thôi, đó là đúng quy trình.
Lý do xin giảm tiền bồi thường: tòa cho rằng Đức không nêu được lý do thích hợp.
Đức chưa biết gia đình đã bồi thường phần nào trong 9 tỷ bị tuyên phạt chưa.
Đức nói hoàn toàn không được tư lợi chút nào từ vụ này. Tòa cho biết: bản án sơ thẩm buộc Đức là đồng phạm là hoàn toàn đúng.
15:30: Bị Cáo Lê Văn Dương
Bị cáo Dương nhận tội cố ý làm trái với vai trò đồng phạm nhưng xin xem xét giảm án. Trước khi phạm tội thì Dương là đăng kiểm viên chi cục đăng kiểm số 6, được cử đi đoàn khảo sát ụ nổi 83M hoạt động với chức năng độc lập.
Theo nhận thức chuyên môn của Dương, do chưa có hướng dẫn giám định ụ nổi nên đã căn cứ vào hồ sơ giấy tờ và kiến thức kinh nghiệm bản thân, Dương thấy ụ nổi không phải là tàu biển. Đến bây giờ vẫn cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển.
Quá trình khảo sát đó, Dương không chịu sự quán triệt tinh thần bằng mọi cách mua được ụ như các thành viên Vinalines, chỉ có Sơn nói là “Vinalines rất muốn mua ụ nổi này, mong Dương xem xét”.
Khi giám định, vì điều kiện thời gian giám định chỉ trong 1 buổi chiều nên chưa đủ. Nếu làm tròn trách nhiệm, Dương thừa nhận Vinalines không thể mua ụ vì tình trạng ụ rất xấu.
Dương khai không hề được Sơn cho tiền, lúc đó chỉ nhận thức là việc làm của mình không sai và nể nang Sơn nên mới thực hiện hành vi. Trong bản án sơ thẩm yêu cầu liên đới bồi thường, Dương cũng chưa tác động gia đình bồi thường. Dương xin tình tiết giảm nhẹ: anh trai là thương binh, bố mẹ có huy chương kháng chiến.
15:20: Tòa xét hỏi bị cáo Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang
Bị cáo Sơn:
Tòa hỏi ý kiến Sơn về việc Dũng khai không nhận tiền và cho rằng Sơn bị ép cung, mớm cung, Sơn trả lời mình khai rất khách quan, không bị ép cung.
Sơn cho biết sườn của báo cáo khảo sát là do Khang (phụ trách kỹ thuật) lập, Sơn bổ sung và ký nháy còn phần trình như thế nào sau đó là do Triều, Sơn không biết gì.
Theo Sơn, báo cáo này “phần lớn nội dung là trung thực”, còn một số cái thì không đúng sự thật. Lúc đó, “mọi người” đều hiểu là tìm mọi cách để mua được ụ nổi này, theo chỉ đạo của Dũng và Phúc. Không có cuộc họp nào để giao nhiệm vụ này nhưng khi gặp nhau thì Dũng và Phúc đều chỉ đạo như vậy.
Phần không trung thực trong báo cáo, Sơn nói mình không thể nhớ được là ai đưa vào nhưng là người ký nên sẽ chịu trách nhiệm.
Mai Văn Khang:
Trong đơn kháng cáo, Khang xin giảm hình phạt, xin được minh oan vì công việc thực tế của Khang là phiên dịch tiếng Anh cho đoàn, phiên dịch các hồ sơ đăng kiểm, không có quyền hạn chức vụ gì tại đoàn khảo sát. Đoàn về có làm báo cáo khảo sát, Sơn là người làm.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Sơn khai là cán bộ của Sơn làm. Nhưng Khang không làm báo cáo này, chỉ có 1 chi tiết mà Khang góp ý, đó là xác nhận thông tin mà Khang đã dịch và thêm chi tiết “chưa phù hợp lắm với tình hình thực tế”. Trong báo cáo có nói tàu cá hạ thủy thì có chứng kiến ụ nổi lên nhưng thực tế chỉ chứng kiến 1 phần thôi vì trời đã tối.
Trong thực tế khảo sát, Khang thấy tình hình hoạt động của ụ là phù hợp hồ sơ đăng kiểm, nếu ụ không hoạt động thì không thể hạ thủy được tàu cá.
Tòa: nếu báo cáo này mà khách quan, đúng tình hình ụ nổi thì Vinalines liệu có nhập khẩu ụ nổi không?
Khang trả lời: Nhập hay không thì cũng không phải quyền của bị cáo. Còn theo con mắt kỹ thuật, thì dù ụ nổi 42 tuổi nhưng vẫn có thể hoạt động bình thường nếu như được sửa chữa.
Những lời khai ban đầu của Khang là “nhầm” vì thời gian đã lâu nên không nhớ rõ. Bản thân bị cáo cho rằng, thứ nhất, trong thời gian làm tại Ban QLDA cũng như khi đi khảo sát, Khang không nhận được lợi ích cá nhân nào. Thứ hai, ban Điều hành cũng không có quan hệ ruột thịt nào với Khang nên Khang không có động cơ mục đích gì để đồng phạm.
Tòa: Tại sao đoàn không ký trực tiếp với bên chủ sở hữu Nga mà lại ký qua công ty AP?
Khang: có đặt vấn đề mua trực tiếp nhưng họ giải thích không bán trực tiếp được vì thủ tục của họ phải qua bộ quốc phòng rất phức tạp. Khang không biết khi đó giá ụ nổi là bao nhiêu, gần đây cơ quan điều tra nói thì mới biết. Việc giá cả cũng không phải trách nhiệm của Khang, Khang chỉ là người phiên dịch.
Phần lớn nội dung trong bản báo cáo là lấy từ thông tin dịch, nên buộc Khang phải ký.
14:33: 14h, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm tiếp tục
Tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Mai Văn Phúc
Phúc khai chỉ duy nhất 1 lần gặp ông Goh ở phòng khách lớn của Vinalines.
Xét hỏi Bị cáo Trần Hữu Triều:
Triều kháng cáo xin giảm hình phạt tội cố ý làm trái và miễn trách nhiệm hình sự với tội tham ô.
Lý do: Dự án (DA) đã triển khai từ 2005 -2006, Triều lúc đó là chánh văn phòng, chưa được tham gia DA này. Lúc mua ụ nổi, Triều là trưởng ban QLDA và phó TGĐ của Tổng công ty hàng hải Việt nam. Triều có tham gia đoàn khảo sát tại Nga và ký hợp đồng.
Khi khảo sát ụ 220 thì Triều không tham gia.
Triều khai: Khi làm báo cáo khảo sát ụ nổi 80M, Sơn là người soạn thảo, Triều ký vào để trình TGĐ. Khi ụ nổi đưa về Việt Nam, có đăng ký giấy chứng nhận tạm thời của Cục hàng hải chi nhánh HCM. Khi khảo sát về, Triều và Sơn, Phúc báo cáo trực tiếp nhưng không nắm được giá cả cụ thể. Có nói ụ này là chủ sở hữu là Nga.
Sơn cho 340 triệu vào đầu năm 2009, Sơn không nói lý do đưa là gì. Lúc đó, Triều có hỏi vay tiền Sơn 1 tỷ. Sau khi nhận 340 triệu, Sơn có chuyển thêm hơn 600 triệu, Triều nói: “anh chỉ cần 1 tỷ thôi, không cần nhiều”. Sơn nói: chỉ cần trả lại tiền 600 triệu vừa chuyển khoản thôi, 340 triệu kia là tiền bồi dưỡng.
Triều cho biết, vào tháng 06/2013, cơ quan điều tra nói thì Triều mới biết là Sơn khai chia tiền lại quả ụ nổi cho mình.
Triều xin tòa xem xét giảm tiền bồi thường vì trong quy chế của Tổng công ty hàng hải Việt Nam, nếu cán bộ làm thất thoát thì chỉ đền bù theo một tỷ lệ nhất định.
Bị cáo Mai Văn Phúc khai:
Khi nhận chức TGĐ, có bàn giao công việc với Dương Chí Dũng. Khi nhận báo cáo hay tài liệu thì chỉ ký chứ không đọc. “Kể cả anh Dũng cũng làm thế”.
Khi Phúc về DA thì đã đang triển khai rồi, chỉ tiếp nhận lại. Do rất tin Triều nên khi Triều bảo ký, thì Phúc ký. Như vậy, ở vị trí là TGĐ, Phúc cho rằng mình đã nỗ lực hết sức đối với sự phát triển của Tổng công ty, còn về trách nhiệm, cũng có phần khi để xảy ra thất thoát như vậy.
Trong 4 người, đã có 2 người thừa nhận là nhận tiền trong khi 2 người có cương vị cao hơn, có vai trò quyết định thì chối, tòa hỏi suy nghĩ của Phúc về việc này?
Phúc trả lời: “tôi không biết một chút gì cả, nên không thể có suy nghĩ gì cả. Vô lý hay không thì cũng mong HĐXX xem xét quá trình nhận chức của bị cáo là lúc nào, việc đấy diễn ra từ trước rồi.”
Phúc hỏi việc đàm phán ụ nổi giao cho ai, Triều nói họ đã giao cho công ty AP rồi, Phúc nghĩ AP ăn hoa hồng nên còn tìm cách “ép” công ty này hạ giá thấp hơn. Theo Phúc, đó là thể hiện trách nhiệm của TGĐ đối với Tổng công ty.
Bị cáo Phúc kêu oan cả 2 tội vì không nhận đồng nào của Sơn. Tội tham ô thì mới ngồi vào vị trí đó 2 tháng, chỉ khi nhận được quyết định của cơ quan điều tra thì mới biết Vinalines đã vi phạm quyết định về phê duyệt dự án của TTCP.
“Bị cáo hoàn toàn không biết gì, chỉ khi bị bắt rồi mới biết có ý kiến chỉ đạo của TTCP.”
Phúc nói không hiểu biết nhiều về lĩnh vực xây dựng cơ bản, không biết là có những cơ quan nào phê duyệt đối với dự án nhóm A, mặc dù là Tổng giám đốc.
“Hoàn toàn không có việc chỉ đạo mua ụ nổi, không nói gì với thành viên đoàn khảo sát là phải mua bằng được ụ nổi. Hoàn toàn không dặn ai điều gì. Không nghi ngờ gì khi nhận báo cáo của Triều vì rất tin tưởng Triều.”
Phúc yêu cầu Triều cố gắng tìm sự lựa chọn vì cái ụ nổi này cũ quá nhưng Triều nói là ụ nổi giờ rất khó tìm.
Phúc khai có yêu cầu Triều nghiên cứu ụ 220 và ụ 194 nhưng văn bản báo cáo của Triều là đã nghiên cứu, không tìm được ụ nào hiệu quả hơn ụ 83.
“Nếu quy kết tội cố ý làm trái thì thực sự oan. Nếu có thì là tội thiếu trách nhiêm. Bị cáo cũng đã cố gắng hết mình chứ không phải thiếu trách nhiệm nhưng theo quy trình, mười mấy chữ ký trong văn bản trình rồi…”
Phúc cho rằng toàn bộ lời khai của Sơn là không đúng, Phúc chỉ nhận quà của Sơn vào dịp 2/9, nhận một chai Chivas và một phong bì có 2 triệu. Sơn khai 2 lần đưa tiền là sai sự thật. Tiền đưa cho tại quê AN Dương Hải Phòng là cũng không có. Sơn khai tự tay đóng 5 tỷ vào vali nhưng NH Hàng Hải xác nhận Sơn không rút số tiền 2 tỷ và còn nhiều chứng cứ khác cho thấy Sơn không đóng số tiền này vào vali.
“Bị cáo không đồng tình đóng tiền khắc phục vì bị cáo không làm, vợ bị cáo làm như thế là khác gì coi bị cáo là phạm tội”
Phúc khai có mảnh đất 170m2 ở Thủy Nguyên – Hải Phòng, mảnh ở Thụy Khuê và không nhớ bao nhiêu mảnh ở Tuần Châu.
Tòa kết thúc phiên buổi sáng. Chiều tiếp tục làm việc lúc 14h.