MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó?

08-11-2022 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó?

Phát triển bền vững là bài toán nan giải không của riêng ai vì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm nhìn đủ dài hạn cùng kế hoạch thực hiện chỉnh chu và toàn diện.

Đối với những nền tảng TMĐT, tuy sở hữu tiềm năng phát triển đáng mơ ước, nhưng vừa phải thích nghi liên tục với sự thay đổi chóng mặt của chị trường, vừa chịu sự cạnh tranh khốc liệt, liệu bài toán bền vững liệu có dễ hơn hay càng thêm khó khăn?

Việc doanh nghiệp chọn định hướng phát triển bền vững đồng nghĩa với việc cần triển khai một kế hoạch rõ ràng và dài hạn, bao trùm các khía cạnh trong kinh doanh, đồng thời đưa ra các chính sách vừa linh hoạt vừa thông suốt, và quan trọng nhất là kiểm soát được tác động của mình lên xã hội và môi trường, chịu trách nhiệm với cộng đồng nói chung. Tuy phát triển bền vững là một định hướng đầy thách thức, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có tính chất thay đổi "nhanh" và chịu cạnh canh khốc liệt, nhưng có thể thấy nền tảng TMĐT Lazada là một trong những doanh nghiệp điển hình trong việc lựa chọn định hướng phát triển bền vững này từ những ngày đầu thành lập.

Ngoài ra, mới đây, nền tảng này lại tiếp tục minh chứng cho cam kết dài hạn của mình khi tiên phong triển khai và công bố Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) 2022 với nhiều thông tin đáng chú ý. Đây có thể coi là động thái mạnh mẽ khẳng định hướng đi riêng biệt được nền tảng, thay vì chạy theo các chỉ số tăng trưởng nóng như nhiều đơn vị khác.

ESG (Environmental - Social - Governance) là một bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Báo cáo ESG của doanh nghiệp cho thấy chỉ số và cách xử lý, vận hành, cũng như mức độ quan tâm và đầu tư của doanh nghiệp đối với các yếu tố về Môi trường, Xã hội và Quản trị.

Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó? - Ảnh 1.

Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) 2022

Báo cáo ESG 2022 được Lazada xây dựng dựa bốn trụ cột chính: Trao quyền và hỗ trợ cộng đồng; thúc đẩy lực lượng lao động số tài năng cho tương lai; quản lý trách nhiệm với môi trường, và quản trị nền tảng hiệu quả.

Trong đó, với mục tiêu trao quyền và hỗ trợ cho cộng đồng, nền tảng này đã đem đến tác động tích cực cho kinh tế - xã hội toàn khu vực với 1,1 triệu cơ hội việc làm trong hệ sinh thái - bao gồm: nhà bán hàng, nhà cung cấp dịch vụ TMĐT, đối tác hậu cần bên thứ ba và các nhân viên chuyên trách – được tạo ra. Lazada cũng thực hiện các cam kết hỗ trợ cộng đồng trong nỗ lực phục hồi và xây dựng xã hội bền vững, bao gồm hỗ trợ trong đại dịch Covid-19 cùng hoạt động cứu trợ thiên tai trên khắp 6 nước thị trường.

Báo cáo cũng nêu rõ những nỗ lực của Lazada trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trên môi trường số và tạo ra ra các chương trình để tiếp cận, nghiên cứu về ngành, dành cho nhân viên của công ty cũng như những đối tượng có hứng thú với TMĐT. Cụ thể, nền tảng này đã tiên phong phối hợp các bên liên quan tại nhiều nước để phát triển những chương trình hỗ trợ nữ giới, tạo điều kiện cho các nhà bán hàng nữ kinh doanh dễ dàng hơn trên Thương mại điện tử, cũng như mang đến nhiều cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp xứng đáng cho các lao động nữ khi làm việc trong Tập đoàn. Điều này đã giúp số lượng lao động nữ trong Tập đoàn chiếm đến 43% trên tổng lực lượng lao động, đây là con số cực ấn tượng khi cao hơn tỷ lệ lao động nữ trung bình ở ngành công nghệ tại khu vực hơn 10%.

Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó? - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (2022)

Yếu tố Quản trị - một trụ cột trong bộ ba ESG – cũng được Lazada thể hiện đầy đủ qua báo cáo, rõ nhất phải kể đến mảng tăng cường các biện pháp an ninh mạng trên nền tảng. Sàn thuộc số ít nền tảng TMĐT ở Đông Nam Á được chứng nhận theo tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO 27001:2013. Đồng thời, tập đoàn cũng thực hiện nhiều sáng kiến trong quy trình bảo vệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) nhằm kiểm soát và loại bỏ tối đa các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi kinh doanh trên thương mại điện tử.

Một trong những điểm nổi bật lớn nhất mà Lazada cam kết khi đưa ra báo cáo ESG là vấn đề quản lý môi trường. Trên thực tế, tại Việt Nam, Chính phủ đã cam kết giảm phát thải ròng tại COP26, tiến tới bằng 0 vào năm 2050, thể hiện sự cần thiết của việc kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường. Thế nên, khi bước chân vào thị trường đầy tiềm năng là Đông Nam Á, Lazada cũng nỗ lực giảm rác thải khí nhà kính bằng cách đưa ra bản kiểm kê các-bon để xác định nguồn phát khí thải nhà kính (KNK) chính trong các hoạt động của mình nhằm đẩy nhanh lộ trình giảm thiểu các-bon từ quy trình vận hành.

Có thể thấy, từ kết quả báo cáo về ESG của Lazada, khung ESG không còn là lựa chọn mà là điều các doanh nghiệp cần quan tâm, nhất là đối với một ngành luôn thay đổi không ngừng như thương mại điện tử. Hiệu quả từ chính chiến lược phát triển bền vững của Lazada đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh rõ ràng, giúp Lazada xây dựng hệ sinh thái kết nối người mua và người bán bền vững và lành mạnh. Đồng thời cũng tạo ra các tác động tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực.

Ánh Dương

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên