MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

Theo Nhiệm vụ vừa được Thủ tướng phê duyệt, Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng sẽ được định hướng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực và các tỉnh phía Bắc.

Thủ tướng vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040.

Về phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu, căn cứ theo Quyết định số 20 năm 2014 của Thủ tướng, KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có diện tích khoảng 30.130 ha, gồm 37 xã và 3 thị trấn (một phần hoặc toàn bộ) các xã biên giới từ xã Đức Long huyện Thạch An đến xã Cần Nông huyện Thông Nông.

Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng - Ảnh 1.

Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được định hướng trở thành khu kinh tế có tầm quốc tế. Ảnh: Báo Chính Phủ.

Mục tiêu của Nhiệm vụ quy hoạch chung là cụ thể hoá quyết định số 20 năm 2014 của Thủ tướng về việc thành lập KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, xây dựng KKT này thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng - trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế biên giới phía Bắc, trở thành động lực phát triển mạnh của vùng Đông Bắc.

Nhiệm vụ quy hoạch cũng nhằm mục đích giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới, khắc phục các vấn đề tồn tại về hợp tác quản lý biên giới, phát triên biên mậu Việt - Trung...

Về tính chất, KKT này là một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khi vực ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc, là KKT cửa khâu đa ngành, đa lĩnh vực, điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Cao Bằng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

KKT cũng được định hướng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực và các tỉnh phía Bắc; là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Nội dung quy hoạch cần đánh giá về điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; các cơ sở hạ tầng xã hội, nhu cầu phát triển thực tiễn dẫn đến sự cần thiết lập quy hoạch chung; hiện trạng sử dụng đất đai, hiện trạng đầu tư, tình hình triển khai các đồ án quy hoạch.

Bên cạnh đó, phân tích được vị thế trong vai trò đầu mối giao thông, trao đổi hàng hóa liên vùng của KKT cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đối với vành đai kinh tế biên giới Việt Trung, với Trung Quốc, mối liên hệ giữa KKT cửa khẩu Cao Bằng với các khu vực cận kề, nghiên cứu quan hệ đối ngoại với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.

Đồng thời, dự báo phát triển về kinh tế - xã hội, dân số, sự thay đổi của môi trường tự nhiên, nhu cầu sử dụng đất, quy mô các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu theo từng giai đoạn.

Theo Lâm Tùng

Người đồng hành

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên