Phía sau cánh cửa căn phòng nơi có những "vú em" đặc biệt chăm sóc virus như "em bé cưng"
Công việc thường xuyên phải tiếp xúc với tác nhân virus, những cán bộ Khoa Virus Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lại coi việc chăm nuôi virus như những đứa trẻ.
- 16-04-2020Tự kiểm tra sức khỏe mạch máu tại nhà theo cách đơn giản chỉ với ngón tay và 3 bước thực hiện
- 16-04-2020Doanh nhân giấu mặt và dự án siêu thị 0 đồng thời Covid-19: “Khi thấy quá đông người xếp hàng, một số nhân viên của tôi đã khóc"
- 16-04-2020Hóa ra 7 món ăn này chứa nhiều đường hơn bạn nghĩ, sử dụng mỗi ngày sẽ dễ mắc nguy cơ bị bệnh tim và ung thư hơn
Có những "đứa trẻ" ngoan, nhưng cũng có những "đứa trẻ" chưa nghe lời
Làm trong môi trường thường xuyên phải tiếp nhận với những tác nhân gây bệnh là những con virus nhỏ bé Ths. Nguyễn Phương Anh, Nghiên cứu viên phòng thí nghiệm cúm, khoa Virus Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hiểu hơn ai hết mối nguy hiểm từ công việc của mình.
Chị không sợ khi phải bước vào căn phòng có mầm bệnh vì chị đã có kiến thức về những tác nhân gây bệnh và trang bị bảo hộ đầy đủ. Những nỗi sợ lớn nhất là sự lo lắng cho người thân trong gia đình.
"Làm trong môi trường tiếp xúc với virus hàng ngày tôi hiểu bản thân sẽ có yếu tố phơi nhiễm. Hàng năm chúng tôi vẫn phải kiểm tra kháng thể với virus làm chưa. Sau giờ làm chúng tôi thường phải vệ sinh cá nhân tại cơ quan để giảm nguy cơ lây cho nhiễm khi về nhà.
Hàng ngày phải tiếp xúc chăm nuôi những con virus nhỏ bé đã trở thành công việc yêu thích của chúng tôi. Tại căn phòng đặc biệt chúng tôi chăm sóc những "em bé" đặc biệt (virus) cứ duy trì cần mẫn qua các thế hệ đến tận bây giờ.
Khi làm "vú em" chăm sóc "em bé" đặc biệt, nếu gặp phải ăm bé ngoan thì nhàn, em bé không ngoan thì vất vả vô cùng", chị Phương Anh tâm sự.
Ths. Nguyễn Phương Anh, Nghiên cứu viên phòng thí nghiệm cúm, khoa Virus Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Ths. Ứng Thị Hồng Trang, Nghiên cứu viên phòng thí nghiệm cúm, Khoa Virus Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tâm sự, ngoan hay không ngoan của virus chỉ là các ví von để công việc giảm bớt đi sự căng thẳng.
"Ngoan" ở đây chúng tôi muốn nhắc tới là có phân lập được thành công virus đó hay không? Nhiều khi xét nghiệm bằng những kỹ thuật y học phân tử bình thường là dương tính rất mạnh nhưng khi phân lập thì mẫu bệnh phẩm đó chưa chắc đã thành công. Kết quả thành công cần có yếu tố may mắn trong đó nữa".
Cuộc chiến với chủng virus đã chính thức bắt đầu
Ngoài công việc nghiên cứu thì chị Phương Anh, chị Trang các đồng nghiệm còn phải thực hiện các xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh cho bệnh nhân.
Chị Phương Anh cho hay, Tết năm 2020 là cái Tết đặc biệt với chị và các đồng nghiệp trong khoa. Vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đúng vào thời điểm gần Tết. Rất nhiều mẫu nghi ngờ được đưa về Viện để phân tích.
"Tết đã gần kề nhưng mọi người vẫn mệt mài làm trong phòng thí nghiệm không sắm sửa được gì. Chúng tôi đã phải làm việc như cái máy, nên có những lúc không kiểm soát được bản thân. Cường độ làm việc gấp 2-3 lần khiến cho nhiều lúc các thành viên trong khoa nổi nóng với nhau. Sau đó, khi công việc qua đi mọi người lại dễ dàng bỏ qua cho nhau.
Một mẫu bệnh phẩm đưa về chúng tôi luôn muốn trả kết quả cho bệnh nhân chính xác và nhanh nhất. Tôi biết có những người thắc mắc vì sao xét nghiệm mẫu bệnh phẩm Covid-19 có nơi chỉ làm 2-3 tiếng mà viện đầu ngành lại trả kết quả thời gian lâu hơn.
Nhưng mọi người không hiểu được để có kết quả chính xác nhất cho bệnh nhân chúng tôi phải làm trên 3 gen chứ không phải 1 gen. Thời điểm trước Tết Việt Nam chưa có bộ kit sàng lọc nên chúng tôi phải sàng lọc 12 tác nhân gây bệnh khác nhau nên thời gian trả kết quả cũng kéo dài hơn", chị Phương Anh chia sẻ.
Ngày hôm đó là mùng 6 Tết chị Trang, chị Phương Anh và các đồng nghiệp đi làm lại. 11h trưa mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Covid-19 có kết quả mọi người chết lặng. Mọi người ai cũng thấy "choáng" vì biết có trường hợp dương tính ở miền Bắc.
"Chúng tôi biết cuộc chiến với SARS-CoV-2 đã chính thức bắt đầu", chị Trang chia sẻ.
Bằng phương pháp giải trình tự gen, nhóm nghiên cứu đã biết được chủng phân lập tại Việt Nam có sự khác nhau nhất định với chủng của Vũ Hán.
Khi biết được điều này nhóm nghiên cứu biết rằng sẽ có rất nhiều công việc sắp tới phải làm khi có chủng phân: đặc điểm phân tử, di truyền virus, yếu tố kháng nguyên, kháng thể virus và vật thể con người, hỗ trợ phác đồ điều trị, xa hơn là phát triển vắc-xin, đánh giá các bộ kit thương mại của Việt Nam dựa trên chủng phân lập thành công…
Với thành tích xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu về dịch bệnh cúm mùa, SARS, MERS... tập thể khoa học nữ Phòng Thí nghiệm cúm, Khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế được vinh danh Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019.
Theo chị Trang, giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 là niềm động viên quá trình lao động của cả nhóm và là chiến thắng của ngành y trong lĩnh vực khoa học cơ bản. Giải thưởng ghi nhận sự đóng góp của nhóm nghiên cứu đối với sức khỏe cộng đồng.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai