img
Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 1.

18 năm gắn bó với một tập đoàn sản xuất - kinh doanh hàng tiêu dùng lớn và đang giữ vị trí cao - Giám đốc Tài chính (Finance Director), tại sao anh quyết định chuyển sang Lazada (một nền tảng thương mại điện tử)?

Năm 2019, khi mới sang Lazada, nhiều người cũng tò mò vì việc đó. Tại sao sau thời gian dài làm ở một công ty lớn và có vị thế ở Việt Nam, con đường phát triển nghề nghiệp ổn định thì lại chuyển việc? Thực tế, sự thay đổi đột ngột đó bắt nguồn từ một khát khao rất lớn là mình luôn muốn thay đổi và phát triển bản thân, tìm ra cái mới.

Lúc đấy, mình đã 41 tuổi. Ở tuổi đó, mình có thể nghĩ đến chuyện tiếp tục làm thêm 15-20 năm rồi về hưu – con đường rất thẳng thớm, rộng rãi và phong quang. Lựa chọn thứ hai là tìm thứ gì đó mới và thử thách hơn để xem thử mình có thể làm được gì, hoặc học thêm được gì trong 20-25 năm tiếp theo. Xa hơn nữa là mình có thể tạo ra sự khác biệt nào cho những người làm việc cùng, hay cộng đồng nói chung.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 2.

Trong thời gian đó, mình đọc khá nhiều sách về các công ty công nghệ và thấy rằng, với những hành trang mình gặt hái và tích lũy được, mình có thể kết hợp với một công ty công nghệ để làm nên điều gì đó khác biệt. 

Câu chuyện nghe có vẻ rất đơn giản nhưng đối với mình, đó là một thay đổi mang tính cách mạng! Vì mình phải tự làm mới bản thân, tự va chạm, giao tiếp và tìm hiểu nhiều hơn nữa về các công ty công nghệ, đặc biệt là cách họ vận hành tài chính. Có thể nói, tất cả các giả thuyết của mình trước đây đều được kiểm chứng một cách khốc liệt (cười).

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 3.

Điểm khác biệt lớn nhất khi anh làm việc ở Lazada là gì?

So với các công ty, tập đoàn lớn thì điểm khác biệt lớn nhất của Lazada chính là tốc độ!

Đầu tiên là tốc độ triển khai sản phẩm mới. Sản phẩm ở đây là dịch vụ cung cấp cho người dùng, nhà bán hàng hoặc tính năng mới trên sàn giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Thông thường, thời gian để sản phẩm ra mắt thị trường chỉ mất 1 tháng, thậm chí ngắn hơn. Điều này có nghĩa là tốc độ xử lý bài toán kinh doanh hay tài chính phải rất nhanh. 

Khi mới sang Lazada và được giao trọng trách lớn, tốc độ xử lý nhanh như thế đối với mình là một thử thách khốc liệt. Phải đưa ra quyết định trong thời gian ngắn với kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi trong ngành thương mại điện tử như vậy thì khả năng mắc sai lầm là lớn. Mà trong đầu tư thì sai lầm nào cũng phải trả giá.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 4.

Thứ hai là tốc độ trong việc thử và sai để học và hoàn thiện mô hình nhanh hơn. Ở công ty công nghệ có cái hay ở việc “fail quick, learn fast” - một thuận lợi rất lớn cho những người không có nền tảng công nghệ như mình. Một điều rất may mắn nữa là ở Lazada, mọi người rất rộng lượng với những điều như vậy. Nhưng tất nhiên là không nên mắc cùng một sai lầm 2 lần hay 3 lần (cười).

Thứ ba là tốc độ tác động về mặt kinh doanh khi đưa ra quyết định. Ở Lazada, khi mình đưa ra quyết định vào hôm nay thì chỉ đến mai hoặc tuần sau là đã thấy được kết quả. Thị trường phản hồi rất nhanh, nhanh một cách chóng mặt và mình phải mất một thời gian dài để thích nghi với điều đó. 

Ở môi trường như Lazada, bạn sẽ rất khó để giấu đi sự thiếu năng lực của mình. Cũng chính điều này tạo áp lực khiến mình luôn phải học hỏi và phát triển mỗi ngày, học từ bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt từ những bạn nhân viên trẻ hơn mình, nếu dừng lại sẽ bị tụt lùi ngay lập tức.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 5.

Không chỉ làm CFO, anh còn kiêm qua các vị trí Giám đốc nhân sự, quản lý phát triển tệp người dùng ở Lazada. Và mới đây, việc được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc sẽ khiến anh tiếp tục phải nhìn rộng ra những mảng khác. Anh đã chuẩn bị như thế nào cho những thử thách sắp tới?

Trước đây, một người bạn mình khi chưa lên vị trí quản lý cấp cao thường hay soi xét công việc của các phòng ban khác. Nhưng khi được đề bạt lên làm sếp lớn, phải quản lý các phòng ban đó thì bạn ấy phát hiện: “Tất cả những vấn đề đó đều là của mình, hay hay dở đều là do mình!”. Điều này cũng sẽ giống với việc của mình bây giờ (cười lớn).

Tuy nhiên, trở lại với công việc CFO một chút thì mình cũng đã có chuẩn bị. Làm tài chính thì thường có hai cách có thể áp dụng. Một là quản lý rất chặt. Tuy nhiên, sự cứng nhắc có thể ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là với lĩnh vực có dư địa rất lớn như thương mại điện tử. Cách thứ hai là đi cùng với các đồng nghiệp trong công ty để hiểu được những điểm thắt là gì để mở ra cho phù hợp. Khi làm CFO, mình luôn chọn cách thứ 2.

Vì thế, lúc được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc, ít nhất về mặt tinh thần, mình đã chuẩn bị cho việc đó. Tất cả những thử thách trong doanh nghiệp đều là thử thách của mình (cười).

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 6.

Nhìn lại quá trình vận hành của Lazada Việt Nam trong 2 năm Covid-19 vừa qua, anh thấy doanh nghiệp đã làm được gì tốt để khi chuyển sang giai đoạn mới, Lazada có thể tự tin đã làm đúng và không bị lung lay bởi thời gian đó?

Không chỉ trong 2 năm Covid-19, mà quan điểm của Lazada ngay từ khi thành lập luôn là xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Đây cũng là điều mà tất cả lãnh đạo các công ty công nghệ đều băn khoăn - làm thế nào để cân bằng giữa việc phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt trong một nền kinh tế số tăng trưởng khủng khiếp như vậy.

Mình nghĩ Covid-19 là một bài test rất quan trọng, giúp doanh nghiệp nhìn ra mô hình kinh doanh nào giúp mình đi xa và lâu hơn. Thực tế rằng, trước cả khi Covid-19 xảy ra, Lazada đã chuẩn bị một mô hình kinh doanh lẫn tài chính lâu dài. Vì thế, dù thị trường có đi lên hay phát triển chậm lại, Lazada luôn sẵn sàng vì đã có một nền móng vững chắc để đi xa. 

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 7.

Mình xin nêu ra 2 ví dụ. Đầu tiên là trước dịch bệnh, Lazada đã xây dựng hệ thống logistics bài bản, vững chắc với hệ thống giao nhận, trung tâm phân loại hàng hóa được đầu tư công nghệ cao với công suất lớn, giao nhận toàn quốc. Một điểm cộng nữa là yếu tố Con người, khi Lazada có được mạng lưới rộng khắp, phức hợp giữa các nhân viên giao hàng nội bộ và các đối tác giao nhận. Đó là lý do vì sao khi các tỉnh thành phía Nam bị phong tỏa, Lazada là đơn vị gần như duy nhất có thể giao hàng cho người dùng.

Ví dụ thứ hai là thời gian gần đây, môi trường vĩ mô bắt đầu khó khăn hơn, nguồn vốn trên thị trường không còn dồi dào như trước. Việc không thể huy động vốn sẽ dẫn đến các chính sách thắt lưng buộc bụng ở các công ty tăng trưởng nóng, và các hoạt động “đốt tiền” sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Vì thế, sự chú trọng về mặt hiệu quả vận hành và mô hình phát triển bền vững càng trở nên quan trọng. 

Trong 2 năm vừa qua, Lazada đã nghiêm túc chuẩn bị cho điều đó. Lúc này là thời điểm mình cảm thấy Lazada xây dựng một hạ tầng bền vững không hề lãng phí. Các bạn ở trong công ty đều hiểu được tầm quan trọng của việc vận hành công ty bền vững và hiệu quả như thế nào. Lazada đã sẵn sàng cho những thử thách sắp tới.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 8.
Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 9.

Vậy từ góc nhìn của anh, điều gì khiến mọi người tin rằng mô hình tài chính của Lazada có thể chạy dài nhưng không bấp bênh, mọi thứ phát triển nhanh nhưng lại rất ổn định?

Điều đầu tiên là ban lãnh đạo của Lazada trong 2-3 năm gần đây rất ổn định, nhất là ban lãnh đạo cấp cao. Sự ổn định trong ban lãnh đạo giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của công ty, đồng thời tạo ra sự an tâm nhất định cho nhân viên khi các bạn sẽ không phải lo lắng về việc con người thay đổi dẫn tới cách làm việc thay đổi.

Khi đội ngũ lãnh đạo ổn định, mọi người sẽ thấu hiểu phong cách làm việc của nhau. Nhờ vậy, khi đưa ra một quyết định bất kỳ, mọi người đều dễ dàng hiểu được quyết định này có ý nghĩa gì và cần thực hiện cùng nhau ra sao.

Một lý do quan trọng hơn nữa là Lazada đã dần kiến tạo được một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh. Văn hóa này bắt đầu từ việc lãnh đạo xây dựng đội ngũ và lắng nghe mọi người thế nào, đưa ra quyết định ra sao. Và mình thấy rằng, ở Lazada, các bạn trẻ được tôn trọng rất nhiều, được thỏa sức vùng vẫy, thử nghiệm và phát triển.

Tiếp đến là sự bền vững trong mô hình kinh doanh khiến cho nhiều bạn trẻ đủ tự tin để đi đường dài với Lazada. Thực tế là trong thời gian gần đây, Lazada thu hút được nhiều tài năng từ nơi khác đến vì họ nhìn thấy điều đó.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 10.

Nhưng anh làm thế nào để có thể thuyết phục được một người bình thường tin rằng một công ty thương mại điện tử ở Việt Nam như Lazada sẽ có lãi, và có thể tự sống được trong tương lai vài năm nữa?

Đã có nhiều minh chứng trên thế giới cho thấy mô hình thương mại điện tử mang lại lợi nhuận. Còn ở Việt Nam, mô hình này có lãi hay không, thì câu trả lời là: Sẽ có.

Để phát triển một mô hình thương mại điện tử lâu dài và bền vững cần có 3 nền tảng chính: vận hành logistics, giải pháp thanh toán cho người dùng và vận hành sàn thương mại điện tử. Có thể kể thêm yếu tố khác như shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) mà Lazada đang hướng đến. 

Thực ra, quy mô của các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của thị trường. Với tiềm năng thị trường như thế mà xây dựng được 3 trụ cột vững thì chắc chắn sẽ đến lúc mô hình này của Lazada đem lại lợi nhuận khi quy mô đủ lớn.

Phó TGĐ Lazada Việt Nam Đặng Anh Dũng: “Điểm khác biệt lớn nhất ở Lazada chính là tốc độ” - Ảnh 11.

Anh có dự báo như thế nào về xu hướng mua sắm trên TMĐT dịp cuối năm nay tại Việt Nam? 

Có thể thấy, xu hướng mua sắm online của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng cao. Theo một khảo sát gần đây của Lazada, 81% người tiêu dùng Việt xem mua sắm trực tuyến là thói quen không thể thiếu mỗi ngày; tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%. 

Tại Lazada, thông qua các kỳ Lễ hội mua sắm, mình cũng thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ về nhu cầu mua mà còn là nhu cầu bán của các thương hiệu, nhà bán hàng. Đơn cử như trong Lễ hội mua sắm 10.10 “Sale Đẹp” vừa qua, Thời trang và Làm đẹp là hai ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất. Cụ thể, ngành hàng làm đẹp ghi nhận doanh thu trên LazMall tăng gấp 12 lần và số đơn hàng trên LazMall tăng gấp 11 lần so với ngày thường. Cùng với đó, Ngành hàng thời trang cũng được người tiêu dùng săn đón mạnh mẽ trong dịp 10.10, với loạt các sản phẩm thời trang nữ và thời trang trẻ em. 

Và các số liệu tích cực này được dự đoán sẽ không ngừng tăng lên dựa trên nhu cầu mua sắm mùa cuối năm, và chắc chắn sẽ được minh chứng rất rõ trong các Lễ hội mua sắm sắp tới trên Lazada như 11.11 “Sale Bom Tấn”, 12.12 và Tết.


Hoàng An
Hương Xuân                                            

Ánh Dương

Trí thức trẻ

Trở lên trên