Phỏng vấn xin việc thất bại, cô gái trẻ đưa cho người quản lý 115 nghìn đồng và liền được tuyển thẳng vào công ty
Cái kết tốt đẹp của cô gái trẻ trong câu chuyện dưới đây đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho dân công sở.
- 04-12-2019Căn bệnh không có thuốc chữa của người hiện đại: Giả vờ sành điệu bằng cách chi mạnh vào thời trang và không màng đến gia cảnh
- 04-12-20196 điều tối kị nếu dân công sở không sớm nhận ra sẽ phải trả giá về lâu về dài
- 04-12-2019Startup ứng dụng công nghệ in 3D sản xuất chi giả cho người khuyết tật, gọi vốn được hơn 22 triệu USD, quy mô thị trường lên tới gần 3 tỷ USD
Sinh viên mới ra trường hầu hết đều mong muốn được nhận ngay vào ở trong các công ty tập đoàn lớn để vừa trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân, vừa có mức lương kha khá chi trả cho cuộc sống hàng ngày và phụ giúp chút ít cho bố mẹ.
Tuy nhiên, điều này thật khó làm sao khi mà các công ty ao ước ấy chỉ tuyển dụng người có kinh nghiệm. Do đó, rất đông sinh viên vừa tốt nghiệp đã bị trả hồ sơ xin việc về sau quá trình rải CV như rải thóc.
Ấy thế mà cô nàng trong câu chuyện dưới đây lại là ngoại lệ, đúng hơn là một ngoại lệ bất ngờ chứa đựng nhiều ý nghĩa hay xoay quanh “chân lý”: Trong môi trường công sở, đôi khi trình độ không quan trọng bằng thái độ!
Cụ thể, chuyện kể rằng cô gái ấy sau khi tốt nghiệp đại học đã đến một công ty lớn trong thành phố để ứng tuyển vào vị trí kế toán. Đáng tiếc, nguyện vọng của cô đã bị từ chối ngay lập tức vì cô chưa có kinh nghiệm làm việc như công ty yêu cầu.
Không chấp nhận thất bại đầu đời này, cô gái xin nhà tuyển dụng cho mình thử sức ở vòng thi nghiệp vụ kế toán và được đồng ý. Kết quả là cô đã vượt qua vòng thi với điểm số rất cao, sau đó còn được phép bước vào cuộc phỏng vấn với người quản lý.
Ấy thế mà, may mắn đã không mỉm cười với cô gái trẻ vì so với các ứng viên khác cũng làm tốt bài thi nghiệp vụ như cô, cô quá thiếu thốn kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, vì sợ cô gái buồn, người quản lý đã không nói thẳng việc cô không được nhận, thay vào đó lại bảo: “Em về đi, nếu có tin tốt tôi sẽ gọi cho em”.
Tất nhiên, khi nghe câu nói này, cô gái hiểu ra rằng mình đã bị loại. Cô liền đứng dậy cảm ơn và rút từ trong túi ra tờ bạc 5 đô-la đưa bằng hai tay cho người quản lý rồi nói: “Xin anh hãy gọi cho em, bất kể việc em không được chọn”.
Bất ngờ trước hành động lạ của ứng viên, người quản lý liền hỏi: “Làm sao em biết chúng tôi sẽ không gọi điện thoại cho người không được chọn?”.
Cô gái thẳng thắn đáp: “Lúc nãy anh vừa nói đấy thôi, nếu có tin tốt anh sẽ gọi, tức là tin xấu anh sẽ không gọi”.
“Nhưng nếu đó là tin xấu, thì tại sao em lại muốn chúng tôi gọi cho em. Để làm gì?” - người quản lý phấn khích hỏi tiếp.
Cô gái lại trả lời: “Em muốn biết lý do cụ thể em bị loại và cả những yêu cầu mà em chưa đạt được trong cuộc phỏng vấn. Nó sẽ là kinh nghiệm quý giá để em hoàn thiện mình hơn trong những lần xin việc sắp tới”.
Quá thích thú trước sự điềm tĩnh và linh hoạt của ứng viên trẻ, người quản lý quay sang hỏi về tờ 5 đô-la: “Nhưng còn tờ tiền này là ý gì?”.
Lúc này đây, cô nàng mỉm cười giải thích: “Gọi điện thoại cho ứng viên không đỗ phỏng vấn không thuộc về khoản chi chính đáng của công ty, vì vậy 5 đô-la này là trả phí điện thoại của anh. Xin anh hãy gọi cho em”.
Nghe cô gái nói xong, người quản lý đứng dậy chìa tay trả lại cho cô tờ tiền, xong bảo rằng: “Tôi sẽ không gọi cho em nữa, vì tôi thông báo ngay bây giờ cho em một tin tốt là em được nhận vào làm rồi. Hãy bắt đầu từ ngày mai nhé!”.
Cô gái ngỡ ngàng đến mức bật khóc, liền nhận lại tờ tiền, rối rít cảm ơn người quản lý và chào tạm biệt ra về…
Vậy đó, chỉ với một tờ tiền 5 đô-la, cô gái trẻ đã có thể mở được cánh cửa tương lai cho mình mặc dù trước đó, việc cô không được nhận vào làm đã chắc như đinh đóng cột. Vậy thì vì sao cô ấy được nhận, bạn đã biết hay chưa?
Vì thái độ của cô ấy tốt. Cô ấy cầu tiến, chân thật và công tư phân minh, tất cả những gì cô ấy thể hiện kể từ lúc rút tờ tiền từ túi ra đưa cho người quản lý đã phần nào phản ánh tố chất cần có của một nhân viên kế toán tiềm năng mà mọi công ty đều muốn sở hữu.
Bài học rút ra sau câu chuyện này là: Trong cuộc sống, khi làm việc gì đó mà chưa được công nhận, chúng ta đừng vội nản lòng hay để cảm xúc của mình hỗn loạn bi kịch, thay vào đó hãy bình tĩnh suy xét với tâm thế “đây chỉ là một thử thách mà thôi”. Cứ thế tiếp tục kiên trì chứng minh bản thân bằng trình độ và cả thái độ tốt nhất.
Người thông minh luôn là người điềm tĩnh để có thể tìm ra cách hóa nguy thành an, hóa dữ thành lành, hóa xấu thành tốt, hóa bất lợi thành cơ hội cho chính mình hệt như cô gái trong câu chuyện trên, nhớ nhé!
Trí thức trẻ