Phụ nữ đang dần tiết kiệm giỏi hơn đàn ông? Có tới 3 nguyên nhân chính biến họ thành nhà quản lý tài sản “thông thái”
Xu hướng tiêu dùng ngày nay là trả tiền cho chính sản phẩm thông qua trải nghiệm, chất lượng, nhu cầu... chứ không trả tiền cho chi phí marketing. Nhờ vậy, các khoản thu chi được đặt vào đúng vị trí giúp phụ nữ quy hoạch và tiết kiệm được nhiều hơn.
- 13-08-2021Đàn ông sức khỏe tốt thì có 4 bộ phận hơn người: Sở hữu đủ các đặc điểm này là người rất có phúc
- 12-08-2021Người Trung Quốc thích tiết kiệm tiền đến mức nào? Ăn sâu vào máu từ thời ông cha, bình quân tiền gửi lên tới 200 triệu đồng/người, tài khoản tiền tỷ không phải là thiếu
- 11-08-2021Nửa cuối năm, đây là 3 con giáp sẽ rủng rỉnh tiền tiêu, làm chơi ăn thật, may mắn có thể gặp được quý nhân
Một nghiên cứu của Vanguard, một tập đoàn đầu tư và quản lý tài chính, cho thấy, bất chấp chênh lệch về tổng giá trị, tỷ lệ tiết kiệm từ thu nhập cá nhân của phụ nữ vẫn cao hơn so với tỷ lệ tiết kiệm của nam giới trong cùng khung thu nhập.
Do thu nhập thực tế của phụ nữ vẫn ít hơn so với đàn ông bình thường nên nhìn vào tổng giá trị, người ta thường thấy số tiền mà nam giới tiết kiệm được sẽ cao hơn hẳn mà không nhận ra sự thật trái ngược mà các con số tỷ lệ đang thể hiện.
Tại Trung Quốc, tháng 3/2021, Viện Tài chính Hòa nhập Trung Quốc đã công bố báo cáo "Sức khỏe tài chính của phụ nữ Trung Quốc đang tăng tốc". Theo khảo sát của đơn vị này, điểm số sức khỏe tài chính tổng thể của phụ nữ cao hơn, cho thấy họ đang quản lý thu chi hàng ngày và có khả năng phục hồi tài chính cao hơn so với phái mạnh. Ngược lại, nam giới thường nhỉnh hơn phụ nữ về đầu tư cho tương lai và khả năng tài chính.
Phụ nữ đang có chỉ số quản lý thu chi hàng ngày và có khả năng phục hồi tài chính cao hơn so với phái mạnh. Ảnh: Directionscu
Theo khảo sát đầu tư và quản lý tài sản của phụ nữ toàn cầu đầu tiên của Fidelity International, trong số tất cả các thị trường được khảo sát, có tới 73% phụ nữ Trung Quốc cho biết họ tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch tài chính và quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, dịch bệnh có tác động tiêu cực lớn hơn đến tài chính của nữ giới, cộng thêm sự thiếu tự tin, thiếu kiến thức đầu tư cũng là trở ngại chính khiến họ không thể tích lũy tài sản lâu dài.
Khác với nam giới thường chấp nhận rủi ro hơn và có thể chịu một số rủi ro nhất định, phụ nữ nói chung là người nhạy cảm hơn và hầu hết chỉ đầu tư ổn định bằng tiền mặt.
Phụ nữ rất giỏi “phòng ngừa chu đáo”
Theo khảo sát và phân tích mức độ quản lý thu chi hàng ngày của nhóm phụ nữ, về "kế hoạch tài chính" và "khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản hàng ngày”, nhóm phụ nữ đã kết hôn có tình trạng tài chính khỏe mạnh hơn so với phụ nữ chưa kết hôn.
Điều này được lý giải là do những người phụ nữ có gia đình thường phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính hơn như là chi tiêu cho học hành của con cái, trả góp nhà hoặc xe, phụng dưỡng cha mẹ hai bên, khoản chi dự phòng cho sức khỏe, các khoản chi tiêu cho những mối quan hệ (ma chay, hiếu hỉ của bạn bè và họ hàng)...
Chính những áp lực này tạo ra nhiều trách nhiệm, buộc họ phải quản lý chi tiêu của gia đình tốt hơn, lập kế hoạch tài chính rõ ràng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày, sau đó là tích lũy tài sản.
Nguyên nhân chính làm thay đổi cách tiêu dùng
Tình trạng “tiêu xài quá đà”, “vay nặng lãi” của giới trẻ cũng dần biến mất kể từ sau khi dịch bệnh bùng phát. Không ít người bị giảm thu nhập hoặc gián đoạn thu nhập, điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến xu hướng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, phụ nữ đã ngày càng “thông minh” hơn trong việc tiêu dùng. Họ có hiểu biết hợp lý và không chịu ảnh hưởng mạnh từ quảng cáo như trước mà thay vào đó là hành vi chi tiêu dựa trên nhu cầu, chất lượng sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ…
Thay đổi xu hướng tiêu dùng giúp phụ nữ quy hoạch và tiết kiệm được nhiều hơn.
Nhìn chung, có ba lý do chính dẫn đến việc giảm mức tiêu dùng của một số phụ nữ được khái quát như sau:
Thứ nhất, khi trưởng thành, nhiều phụ nữ có thể nhìn nhận quảng cáo của các doanh nghiệp một cách lý trí hơn;
Thứ hai, nhận thức về rủi ro của phụ nữ ngày càng cao và tương ứng, họ có quan niệm mạnh mẽ hơn về nhu cầu dự trữ tài chính, xây dựng các quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp;
Thứ ba, khi quan niệm về tiêu dùng trở nên hợp lý hơn, nhiều phụ nữ có thể dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho việc học và đầu tư thay vì quan tâm nhiều hơn đến tiêu dùng.
Ngoài việc giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết, hầu hết người trẻ tuổi cũng bắt đầu quan tâm tầm quan trọng của các công việc bán thời gian để gia tăng các nguồn thu nhập, không còn chịu sự phụ thuộc vào một công việc cố định. Thông qua những công việc thứ hai, thứ ba, họ còn có thể biến sở thích, nhiệt huyết, đam mê hoặc một kỹ năng nào đó của mình thành một phần sự nghiệp, kiếm được lợi nhuận từ đó.
Bên cạnh đó, xu hướng cũng cho thấy, phụ nữ có cảnh giác hơn và tính toán kỹ lưỡng hơn đối với các khoản tiêu dùng lớn. Ví dụ, nếu muốn mua một chiếc ô tô trong tương lai gần, mặc dù có khả năng chi trả đầy đủ nhưng họ vẫn dự định mua trả góp khi nhận được một số lợi ích, chẳng hạn như giảm phí, trả góp lãi suất 0%...
Họ không loại trừ nhu cầu tín dụng, tiêu trước trả sau hoàn toàn mà vẫn sử dụng các sản phẩm này một cách khôn ngoan, khi các điều kiện có lợi cho tình hình tài chính của họ.
Có thể thấy rằng, khi phụ nữ đương đại tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và tham gia kinh tế, có tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề tài chính thì họ hoàn toàn có năng lực kiểm soát rất tốt.
*Theo Sina