MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phương án tăng thuế xuất khẩu vàng va đập với thực tế và nhiều ý kiến khác nhau

23-10-2021 - 19:31 PM | Tài chính - ngân hàng

Phương án tăng thuế xuất khẩu vàng va đập với thực tế và nhiều ý kiến khác nhau

Thực tế khó phân biệt hàm lượng, mất nhiều thời gian trong thông quan và tốn kém chi phí giám định, song việc gộp các dòng và thuế theo đó tăng lên lại vấp nhiều ý kiến không đồng thuận...

Bộ Tài chính vừa hoàn tất Báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về dự án Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Theo đó, đối với mặt hàng vàng , dự kiến sẽ gộp các mã HS: 7113.19.10, 7113.19.10.10, 7113.19.10.90, 7113.19.90, 7113.19.90.10, 7113.19.90.90 thành mã HS 7114.19.00 và áp dụng mức thuế suất 2%.

Với nội dung này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề nghị điều chỉnh lại nội dung tại trang 28 Tờ trình Chính phủ: “Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP…gặp nhiều khó khăn”. Nguyên nhân là do tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP đã quy định tiêu chuẩn vàng trang sức, mỹ nghệ và việc xuất khẩu, nhập vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, NHNN không thực hiện cấp phép đối với các hoạt động này.

Theo NHNN, việc điều chỉnh mức thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng vàng cần ở mức hợp lý để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất vừa khắc phục được khó khăn thực tế phát sinh. Việc điều chỉnh cần xem xét, hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đối tượng chịu tác động trực tiếp.

Trong khi đó, Hiệp hội Kinh doanh vàng thì cho rằng, việc xuất khẩu mặt hàng vàng cần được khuyến khích để tái tạo nguồn ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động và việc quy định mức thuế xuất khẩu như dự kiến là 2% sẽ dẫn đến việc xuất khẩu chính ngạch của các doanh nghiệp sẽ không có và xuất khẩu lậu qua biên giới sẽ tăng mạnh và rất khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ do hành vi buôn lậu vàng qua biên giới.

Theo đó, Hiệp hội Kinh doanh vàng đề xuất quy định thuế xuất khẩu vàng trang sức kỹ nghệ bằng 0% hoặc giữ nguyên mức thuế suất như hiện hành.

VCCI cũng nêu phản ánh của doanh nghiệp, với việc tăng thuế với các mặt hàng vàng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, từ đó khiến sản phẩm vàng của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, VCCI đề nghị cân nhắc lại phương án tăng thuế với mặt hàng này.

Trong khi đó, Bộ Công an thì cho rằng, việc Bộ Tài chính trình Chính phủ tăng thuế xuất khẩu vàng dưới 95% lên 2% là cần thiết để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và phục vụ công tác quản lý của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay cùng với giá vàng trong nước tăng cao khiến hoạt động xuất nhập khẩu vàng của doanh nghiệp khó có thể thực hiện, gây thất thu thuế cho Nhà nước nên đề nghị nghiên cứu, xem xét thời điểm thích hợp cho việc điều chỉnh tăng lên 2%.

Tiếp thu các ý kiến trên, Bộ Tài chính cho biết, việc phân biệt loại vàng trên hay dưới 95% rất khó do có thể có dung sai và ngay cả khi trên cùng một mặt hàng như đồ mỹ nghệ thì các bộ phận cũng có thể có hàm lượng khác nhau, nếu phân tích giám định có thể có những kết quả khác nhau trên cùng một mặt hàng.

Do đó, Bộ Tài chính nhận thấy cần thiết phải gộp các dòng chi tiết theo tỷ lệ hàm lượng vàng trên hoặc dưới 95% và chỉ mô tả theo tên hàng (vàng trang sức, vàng kỹ nghệ,…) để thuận lợi cho việc làm thủ tục xuất khẩu, giảm chi phí giám định, thống nhất phân loại mặt hàng vàng.

Theo Trần Thuý

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên