MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PMI tháng 5 giảm nhẹ còn 52 điểm

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn có triển vọng tốt khi cả số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đều tăng. Tuy nhiên, vấn đề sụt giảm lao động dẫn đến PMI có kết quả thấp hơn.

Báo cáo của Nikkei vừa công bố cho biết chỉ số Nhà quản trị Mua hàng PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã giảm nhẹ từ mức 52,5 điểm của tháng 4 còn 52 điểm trong tháng 5. Điều này vẫn cho thấy sự cải thiện về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

Theo Nikkei, dù đơn đặt hàng mới tăng cả về số và sản lượng, "sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất được ghi nhận cải thiện chậm hơn. Việc thu hút được khách hàng mới đã giúp các công ty có số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất trong năm 2019 tính đến thời điểm này. Số đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng mạnh trong tháng 5.

PMI tháng 5 giảm nhẹ còn 52 điểm - Ảnh 1.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng cả từ khách hàng trong nước và nước ngoài được cho là nguyên nhân dẫn đến tăng sản lượng ngành sản xuất. Suốt 1,5 năm qua ghi nhận tăng trưởng.

Lĩnh vực sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản có kết quả hoạt động tốt nhất trong tháng 5 khi có mức tăng trưởng nhanh nhất về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Mức giảm nhẹ của chỉ số chính chủ yếu phản ánh mức giảm về việc làm lần thứ ba trong 4 tháng qua.

Số lượng việc làm giảm nhẹ do nhân viên nghỉ việc và nghỉ hưu. Các nhà sản xuất đã gia tăng hoạt động mua hàng với mức độ mạnh và nhanh hơn trong tháng 5 khi họ phải đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng.

Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đã góp phần làm tăng tồn kho hàng mua lần thứ hai trong hai tháng. Các nhà cung cấp có đủ lượng hàng hóa dự trữ nên thời gian giao hàng đã được cải thiện.

PMI tháng 5 giảm nhẹ còn 52 điểm - Ảnh 2.

PMI tháng 5 giảm nhẹ còn 52 điểm. Ảnh: Anh Thư.

Trong khi đó,hàng tồn kho thành phẩm giảm trong tháng 5 - kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 7 tháng. Ở những nơi có hàng tồn kho sau sản xuất giảm, nguyên nhân được cho là hàng tồn kho được dùng để đáp ứng những đơn đặt hàng mới.

Nikkei cũng cho hay tốc độ tăng chi phí đầu vào đã giảm nhẹ và chậm hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ở những nơi giá cả đầu vào tăng, các thành viên nhóm khảo sát nêu nguyên nhân là chi phí điện, xăng dầu tăng. Mức tăng chi phí tương đối yếu và nhu cầu yếu được báo cáo ở một số thị trường xuất khẩu khiến các công ty tiếp tục giảm nhẹ giá đầu ra trong tháng 5.

Giá cả đầu ra đã giảm suốt 6 tháng liên tục. Mức độ lạc quan trong kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ 3 liên tiếp. Sự lạc quan về tăng trưởng sản lượng phản ánh kỳ vọng tăng số lượng đơn đặt hàng mới và việc đưa ra các sản phẩm mới.

Ông Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát nhận định khía cạnh cầu lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn có triển vọng tốt. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến nguồn cung lao động dẫn đến PMI có kết quả thấp hơn. "Bức tranh có thể đảo ngược trong những tháng tới nếu nhu cầu vẫn còn mạnh và các công ty có thể thay thế những công nhân đã nghỉ”, ông Andrew Harker nói.

Theo Anh Thư

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên