Project Syndicate: Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi chỉ đang hé lộ, phải bắt đầu kế hoạch giải cứu kinh tế ngay
Các tác động lên sức khỏe cộng đồng và kinh tế của COVID-19 tại các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi chỉ mới bắt đầu hé lộ, nhưng rõ ràng là mức độ nghiêm trọng vẫn sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu muốn tránh một làn sóng phá sản, họ phải bắt đầu lên kế hoạch giải cứu nền kinh tế ngay lập tức.
- 10-04-2020Hơn 6.500 doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng ở TPHCM do COVID-19
- 10-04-2020Thủ tướng: Khó khăn gấp đôi thì cần nỗ lực gấp ba
- 10-04-2020Bộ Tài chính: 700.000 doanh nghiệp, 6,8 triệu người được hưởng lợi từ giảm thuế, phí
- 10-04-2020Dịch Covid-19 đang “bào mòn” ngân sách nhà nước
Khi Covid-19 lây lan từ quốc gia này sang quốc gia khác, virus không quan tâm đến các đường biên giới giữa các quốc gia hay bất kỳ rào cản nào. Nó cũng hề không quan tâm đến hậu quả kinh tế. Ngay từ đầu rõ ràng đại dịch COVID-19 là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu.
Trong các nền kinh tế phát triển trên thế giới, cảm thông với nhau là chưa đủ. Các nền kinh tế cần có đủ năng lực để hỗ trợ nhau bằng các phương pháp đa phương, và những giải pháp mang tính toàn cầu cũng sẽ đem lại lợi ích cho chính mỗi quốc gia. Chừng nào đại dịch vẫn còn hoành hành ở bất cứ đâu trên thế giới, nó vẫn sẽ là hiểm họa cả về mặt dịch tễ và kinh tế trên toàn cầu.
Tác động của COVID-19 đối với các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi chỉ mới bắt đầu hé lộ. Có nhiều lý do để tin rằng thiệt hại ở các quốc gia này sẽ nặng nề hơn so với các nền kinh tế phát triển. Xét cho cùng người dân ở các quốc gia thu nhập thấp thường có mật độ dân số cao, vì vậy các quốc gia này có tỷ lệ dân số mắc phải các vấn đề sức khỏe đã có từ trước cao hơn và khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Bên cạnh đó, so với các nền kinh tế phát triển, năng lực đối phó với đại dịch của hệ thống y tế tại các quốc gia này là thấp hơn.
Một báo cáo ngày 30/3 từ Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) đã đưa ra một dự báo sớm về tương lai phía trước của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tăng trưởng kinh tế của họ dựa vào xuất khẩu, mà giờ đây ngành này có nguy cơ sụp đổ do suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này không có gì bất ngờ khi lưu lượng đầu tư toàn cầu cũng như giá cả hàng hóa đang giảm mạnh. Vậy nên có thể thấy tương lai đầy khó khăn cho các quốc gia xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
Sau Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G20 vào ngày 26/03, các nhà lãnh đạo đã ban hành một cam kết chung về việc họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết và sử dụng tất cả các chính sách hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và xã hội chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, giúp khôi phục tăng trưởng toàn cầu, duy trì sự ổn định của thị trường và tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ quốc tế (SDR) - một hình thức "tiền tệ toàn cầu" sẽ được sử dụng đến trong cuộc khủng hoảng này. SDR ra đời bởi vì tất cả các quốc gia rõ ràng sẽ muốn bảo vệ công dân và nền kinh tế của chính họ trong các cuộc khủng hoảng, cộng đồng quốc tế cần có một công cụ hỗ trợ các quốc gia cần thiết nhất mà không yêu cầu ngân sách quốc gia phải chịu thiệt hại.
Một đợt phát hành SDR tiêu chuẩn – với khoảng 40% SDR sẽ đi tới các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn cho các nền kinh tế này. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ quyên góp hoặc cho vay (theo điều khoản nhượng bộ) số SDR của họ cho một quỹ ủy thác dành riêng cho việc giúp đỡ các nước nghèo. Chúng ta có thể cho rằng các quốc gia cung cấp hỗ trợ này sẽ đi kèm theo các điều kiện.
Các (quốc gia) chủ nợ cũng cần đưa ra các sự trợ giúp bằng cách tuyên bố tiếp tục duy trì các khoản nợ trên các nền kinh tế đang phát triển và nền kinh tế mới nổi. Để giải thích tại sao việc này rất quan trọng, hãy xem xét nền kinh tế Mỹ. Tháng trước, Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Hoa Kỳ (US Department of Housing and Urban Development) tuyên bố rằng trong 60 ngày sẽ không tịch thu nhà có các khoản thế chấp được bảo hiểm liên bang đảm bảo. Về bản chất, chính sách này là một phần của chiến dịch "duy trì" trên toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ như là một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng COVID-19.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19