Qua tuổi 50, muốn sống an nhàn cần chuẩn bị sẵn 3 thứ
Khi đi qua tuổi 50, nửa chặng đường cuộc đời, bạn sẽ thấy cuộc sống rất khác.
- 03-10-2022Sở hữu cả BST Ferrari 50 triệu USD, triệu phú Mỹ vẫn bị Ferrari "cấm cửa" suốt 5 năm vì lý do không ngờ tới
- 02-10-2022Cách giúp con phát triển trí não tốt nhất
- 02-10-2022Người viết "giấy khai sinh" cho mọi siêu xe của Bugatti: Ra quyết định số phận cho mỗi chiếc xe, được ví như ông hoàng tốc độ
Thực tế cho thấy, trong suy nghĩ của nhiều người thuộc thế hệ đi trước, con cháu là những người phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Tuy nhiên, với sự cải thiện không ngừng của phúc lợi xã hội, người cao tuổi có nhiều lựa chọn hơn để chăm sóc tuổi già. Họ có thể chọn an dưỡng tuổi già trong viện dưỡng lão, thay vì để con cháu chăm nom. Việc có con hay không không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự hạnh phúc trong những năm tháng sau này của một người, mà nằm ở 3 điều này.
Điều kiện sức khỏe thể chất và tinh thần
Một trong những nỗi lo của người ngoài 50 tuổi là gì cũng có nhưng không có sức khỏe. Thông thường, khi bạn ở độ tuổi ngũ tuần, con cái gần như ở tuổi đôi mươi và chúng có thể bắt đầu tự lo cho cuộc sống riêng. Sau nhiều năm đi làm, bạn có thể tích lũy được khoản tiền làm chỗ dựa về già hay để hỗ trợ con cái khi chúng kết hôn.
Song tiền đề của những thứ này là có cơ thể khỏe mạnh. Bước qua tuổi 50, thể trạng của nhiều người sẽ giảm sút. Chẳng hạn xương, chức năng não hay hệ thống miễn dịch sẽ không còn khỏe như khi bạn ở độ tuổi 20 hay 30.
Ảnh minh hoạ: HKTDC Research.
Một khi con người bước qua ngưỡng 50 tuổi của cuộc đời, họ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Lúc này, sự rảnh rỗi đột ngột ấy có thể làm phiền bạn. Bên cạnh đó, nhiều người giảm dần sự hứng thú trong cuộc sống và trải nghiệm nhiều cảm xúc tiêu cực.
Bạn có thể khiến bản thân bận rộn hơn bằng cách dành nhiều thời gian tập thể dục thể thao, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí và có chế độ ăn uống lành mạnh. Những hoạt động này tác động tích cực đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Dù bạn giàu có, địa vị hay con cái, sức khỏe luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để tận hưởng hạnh phúc.
Mối quan hệ với những người xung quanh
Đi qua nửa cuộc đời, bạn nên cố gắng đầu tư thời gian cho những người thân yêu của mình. Điều này có thể mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Đồng thời tạo ra các mối liên kết đặc biệt giữa bạn và những người thân xung quanh.
Chẳng hạn, khi con cái trưởng thành, bận rộn với sự nghiệp và cuộc sống riêng, chúng không thể đồng hành cùng bạn mọi lúc. Khi đó, vợ/chồng là người luôn bên cạnh bạn, cùng bạn trò chuyện và làm mọi thứ. Điều người ta sợ nhất là sự cô đơn, không có bạn đời thì cuộc sống sẽ mất đi một nửa màu sắc. Vì vậy, hãy trân trọng người bạn đời của mình.
Ở giai đoạn này, cho dù bạn vẫn đi làm hay đã nghỉ hưu, việc duy trì sự liên kết, mối quan hệ với bạn bè là điều cần thiết. Chúng ta đang sống trong thế giới năng động, nơi quan điểm về cuộc sống thường ngày có thể bị thay đổi theo trải nghiệm của chúng ta. Việc gặp gỡ, giao lưu với những người mới có thể giúp bạn có được những quan điểm mới về cuộc sống, mang lại những trải nghiệm mới và tuyệt vời, giúp cuộc sống sau tuổi 50 trở nên thú vị và bổ ích hơn.
Ảnh minh hoạ: iStock.
Khoản tiền dự trữ
Cuối cùng, nỗi trăn trở của người trên 50 tuổi là không có đủ tiền để sống tốt về sau. Bạn càng sớm bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, bạn càng có nhiều tiền dành dụm cho tuổi già.
Sau khi một người bước qua độ tuổi 50, khả năng tạo ra giá trị sẽ ngày càng thấp. Nếu không có tiền tiết kiệm, họ sẽ khó có thể xoay sở trước các vấn đề trong tương lai như sức khoẻ, hay lên kế hoạch cho những chuyến đi du lịch…
Do đó, khi chuẩn bị bước đến tuổi 50, bạn cần suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề này và chuẩn bị những gì cần thiết để có thể tận hưởng tuổi già trong hạnh phúc.
Phụ nữ Việt Nam