‘Quan hệ mới sẽ thúc đẩy các công ty Mỹ đầu tư vào chất bán dẫn, điện gió ngoài khơi’
Ông Stephen Brade, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp đa quốc giam, khối ngân hàng toàn cầu của HSBC Châu Á Thái Bình Dương kỳ vọng rằng việc nâng cấp quan hệ sẽ hỗ trợ các công ty Mỹ đẩy mạnh kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn,
- 23-10-2023Top 5 địa phương từng tăng trưởng cao nhất cả nước năm 2022 đang có tình hình kinh tế ra sao 9 tháng 2023?
- 23-10-2023Sắp giảm phí cấp đổi giấy phép lái xe, hộ chiếu trực tuyến
- 23-10-2023Thêm dự án 1,5 tỷ USD của "đại gia" Trung Quốc vừa được trao chứng nhận đầu tư ở tỉnh miền Bắc
Ông Stephen Brade, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp đa quốc giam, khối ngân hàng toàn cầu của HSBC Châu Á Thái Bình Dương vừa có cuộc trả lời phỏng vấn của Nhadautu.vn xung quanh câu chuyện FDI của Mỹ vào Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 vượt 13,43 tỷ USD. Các nhà đầu tư Mỹ chiếm hơn 405 triệu USD trong tổng vốn cam kết, xếp thứ 8 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Ông có cho rằng đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam chưa phù hợp với tiềm năng?
Ông Stephen Brade: Mỹ tuy là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng chỉ là nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ tám trong nửa đầu năm 2023.
Chúng ta cần nhìn vào thực tế các công ty Mỹ đã và đang đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty con ở nước ngoài hoặc yêu cầu các nhà cung cấp của họ đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chẳng hạn như nhà cung cấp chính của Apple là Foxconn (công ty Đài Loan – Trung Quốc) đầu tư vào Việt Nam. Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từng chia sẻ, nếu xem xét đầu tư từ các nước thứ ba, Mỹ sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Nói như vậy, chúng ta có thể mong đợi sự gia tăng FDI của các công ty Mỹ sau khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ được nâng cấp. Việc chính phủ Mỹ tăng cường hỗ trợ các công ty của họ hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp đưa ra quyết định phân bổ vốn và các nguồn lực khác cho Việt Nam.
Ông có thể đưa ra đề xuất để thu hút thêm đầu tư từ Mỹ không?
Ông Stephen Brade: Tôi có thể thấy rằng Việt Nam đã nhận thức rõ những trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước và nỗ lực cải thiện. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng lực lượng lao động vững mạnh.
Đặc biệt, Việt Nam cũng cần xem xét các ưu đãi khác ngoài thuế để thu hút nhà đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt sau khi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 1/1/2024.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đại học FPT mới đây đã công bố thành lập khoa vi mạch và bán dẫn, đây là một ví dụ điển hình về sự hội nhập tích cực của nền kinh tế địa phương vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đất nước cần nhiều cơ sở giáo dục có khả năng cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao cho thị trường.
Các lĩnh vực mà nhà đầu tư Mỹ mong muốn kinh doanh lâu dài tại Việt Nam là gì?
Ông Stephen Brade: Khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện bao gồm 10 lĩnh vực chính, trong đó đáng chú ý là Việt Nam và Mỹ đang coi việc tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới kỹ thuật số là những lĩnh vực trọng điểm.
Ngoài ra, ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam với tư cách là quốc gia đóng vai trò quan trọng đối với ngành bán dẫn, hai nhà lãnh đạo (Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) cam kết hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam và cùng hợp tác tích cực để nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Điều quan trọng cần lưu ý là các giám đốc điều hành cấp cao của Google, Intel, Amkor, Marvell, GlobalFoundries và Boeing đã tham gia hội nghị cấp cao Việt Nam – Mỹ về đầu tư và đổi mới sáng tạo sau khi công bố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Cuộc họp các doanh nghiệp còn có sự tham dự của các lãnh đạo của nhiều công ty lớn của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng rằng việc nâng cấp quan hệ sẽ hỗ trợ các công ty Mỹ đẩy mạnh kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất chất bán dẫn, điện gió ngoài khơi và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Sau khi nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện, ông nghĩ thế nào về triển vọng FDI trong 10 năm tới? Những lĩnh vực nào sẽ là trọng tâm? Triển vọng về FDI chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và đổi mới sẽ ra sao?
Ông Stephen Brade: Việc nâng cấp quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam lên tầm đối tác chiến lược toàn diện đánh dấu sự cam kết sâu sắc nhằm thúc đẩy thêm quan hệ thương mại và kinh tế, tăng cường hợp tác công nghệ và thúc đẩy niềm tin chính trị giữa hai nước. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có một phần tăng trưởng đáng kể của FDI từ Mỹ trong tương lai gần, cho thấy cam kết này là cụ thể và sự tin tưởng gia tăng của Mỹ đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam và tiềm năng tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như đã đề cập ở trên, khoa học, công nghệ và đổi mới kỹ thuật số, sản xuất chất bán dẫn sẽ là trọng tâm trong những năm tới.
Sự quan tâm đặc biệt đến triển vọng thu hút FDI chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và đổi mới sáng tạo được coi là bước đột phá mới của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Do nền kinh tế Mỹ dựa trên sự đổi mới và được nhiều người coi là quốc gia dẫn đầu trong các ngành công nghệ cao, Việt Nam có thể mong đợi nguồn đầu tư FDI rất mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi các chính sách thuận lợi từ chính phủ.
Xin cảm ơn ông!
Nhà đầu tư