10 điều nên và không nên làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ
Các chủ doanh nghiệp mới đã gặp phải rất nhiều tình huống rắc rối sau này khi kế toán của họ không còn làm việc nữa.
- 17-07-20142 đổi mới quan trọng trong Dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán
- 06-07-20146 bước lập hệ thống kế toán cho doanh nhân mới khởi nghiệp
- 10-06-20144 lời khuyên kế toán dành cho các doanh nhân trẻ
CafeBiz xin giới thiệu Chuyên đề Kinh nghiệm Quản lý Tài chính - Kế toán - Thuế với sự cộng tác từ Chuyên gia tài chính kế toán Nguyễn Đương.
Bài viết cùng tác giả 6 bước lập hệ thống kế toán cho doanh nhân mới khởi nghiệp Làm sao để đọc báo cáo tài chính trong 1 phút? (P1) Đọc báo cáo tài chính trong 1 phút? (P2) 4 lời khuyên kế toán dành cho các doanh nhân trẻ 5 cách giúp Start-up kiểm soát tiền bạc dễ dàng mà không lãng phí thời gian |
Hầu hết các chủ doanh nghiệp thường giao phó toàn bộ sổ sách kế toán cho nhân viên kế toán của mình. Điều này cũng dễ hiểu do các chủ doanh nghiệp đều không được đào tạo kế toán nên họ không cảm thấy tự tin khi làm công việc này.
Ngoài ra, nhiều người cũng nghĩ công việc kế toán cũng không quan trọng lắm. Họ thường nói rằng: “Tôi phải đi tìm kiếm khách hàng để mang tiền về cho công ty. Việc ghi chép sổ sách thật tỉ mỉ và lắt nhắt.”
Chính vì những lý do đó mà các chủ doanh nghiệp mới đã gặp phải rất nhiều tình huống rắc rối sau này khi kế toán của họ không còn làm việc nữa. Các hóa đơn chứng từ bị thất lạc, số liệu không cân đối, doanh nghiệp tưởng lãi nhưng hóa ra lại lỗ do hạch toán sổ sách sai. Cơ quan thuế đến kiểm tra, gọi điện lại cho kế toán thì không được do kế toán sợ phải chịu trách nhiệm không nghe máy. Lúc này một mình giám đốc phải đứng ra xử lý một đống giấy tờ mà không biết làm sao.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này có thể bị phạt khi vi phạm các nguyên tắc, quy định của Luật Thuế và kế toán, dưới đây là 10 điều nên và không nên cho các chủ doanh nghiệp mới khi quản lý tài chính doanh nghiệp của mình:
10 điều nên làm
2. Tham khảo ý kiến và trao đổi thường xuyên với một kế toán thành thạo trong loại hình doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu (doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại & dịch vụ, sản xuất & gia công hay thi công & lắp đặt)
3. Quyết định phần mềm kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp
4. Lúc mới bắt đầu bạn nên tự ghi chép sổ sách để có được kiến thức kế toán về doanh nghiệp của bạn.
5. Thiết lập chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc thiếu trung thực, gian lận.
6. Đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi, tiền lãi mỗi tháng một lần với báo cáo của ngân hàng.
7. Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng
8. Lập kế hoạch thuê ngoài dịch vụ chi trả lương và thông báo việc việc này cho một đơn vị cung cấp dịch vụ trả lương
9. Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng
10. Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân
10 điều không nên làm
2. Sử dụng khoản tiền khấu trừ từ lương nhân viên và thuế thu nhập cho các mục đích khác
3. Trộn lẫn tài sản cá nhân vào tài sản doanh nghiệp
4. Giao phó việc dự báo dòng tiền cho người khác
5. Lạc quan về dự báo bán hàng hoặc bảo thủ về dự toán chi phí
6. Dựa vào các thỏa thuận miệng về các vấn đề quan trọng trong đó có việc mua bán
7. Thanh toán hóa đơn mà không phù hợp với trình tự mua hàng của bạn.
8. Dựa vào mối quan hệ để cho vay tiền.
9. Trì hoãn lập kế hoạch vay vốn mãi cho đến khi có nhu cầu về tài chính
10. Không tìm kiếm lời khuyên từ các kế toán và luật sư về các vấn đề tài chính kế toán & thuế quan trọng
Việc thực hiện đúng ngay từ đầu các vấn đề kế toán và thuế là đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp mới. Nó giúp bạn dễ dàng trong việc kiểm soát chi phí doanh nghiệp. Bạn cũng không phải lo lắng liệu mình có vi phạm các quy định pháp luật hay không. Và đó cũng là cách để giúp các chủ doanh nghiệp không phải mắc những sai lầm mà phải trả bằng những số tiền rất đắt thậm chí nhiều hơn số tiền bạn kiếm được.
Nguyễn Đương